Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng Công ty Cổ phần Phát triển Khu Công nghiệp - Sonadezi là doanh nghiệp hơn 99,5% vốn Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh Đồng Nai được thành lập năm 1990.

Tổng Công ty Sonadezi hiện có vốn điều lệ 3.765 tỷ đồng và 16 công ty thành viên hoạt động trong bốn nhóm ngành nghề kinh doanh: Bất động sản công nghiệp và dân dụng; Xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng; Dịch vụ và sản phẩm hỗ trợ; Cung cấp nước và các sản phẩm ngành nước.

Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng ảnh 1

Tổng Công ty Sonadezi hiện có vốn điều lệ 3.765 tỷ đồng và 16 công ty thành viên...

Sau gần 35 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Sonadezi và các công ty thành viên không ngừng lớn mạnh, đã đầu tư 12 Khu Công nghiệp (KCN) tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Thuận. Sonadezi tiên phong đầu tư mô hình KCN - Đô thị với các dự án nổi bật như: KCN - Đô thị Long Thành (488 ha), KCN - Đô thị & Sân Golf Châu Đức (2.287ha), KCN - Đô thị Giang Điền (529 ha).

Riêng tại Đồng Nai, Sonadezi có 10 KCN đã đi vào hoạt động, thu hút được nhiều dự án công nghệ cao đến từ các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều Công ty đa quốc gia từ Nhật Bản, Tây Âu, Hoa Kỳ đã chọn KCN của Sonadezi làm điểm đến đầu tư các dự án tại Việt Nam.

Ngoài phát triển dự án khu công nghiệp, Sonadezi còn đầu tư vào các lĩnh vực như đào tạo nhân lực tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Quản trị Sonadezi; Dự án dịch vụ môi trường Khu xử lý chất thải Quang Trung lớn nhất tỉnh; Các dự án hạ tầng giao thông như đường BOT 768 và các dịch vụ logistics….

Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực đạt được kể trên thì Sonadezi vẫn mang đến nhiều mối lo ngại khi thời gian qua xảy ra nhiều tai tiếng, thậm chí là sai phạm tại các dự án do đơn vị thành viên Sonadezi đảm nhận vai trò chủ đầu tư.

Bài 1: Người dân bị hành hạ trên tuyến BOT 768 nát như tương

Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức là chủ đầu tư dự án BOT đường tỉnh 768 (tỉnh Đồng Nai), bao gồm đoạn Hoàng Văn Bổn (TP.Biên Hoà) và đoạn Nhà máy nước Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) hư hỏng nặng suốt thời gian dài làm người dân bị hành hạ đến khốn khổ khi lưu thông qua đây.

Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng ảnh 2
Đường Hoàng Văn Bổn nát như tương, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Trong đó, tình trạng xuống cấp trên đường Hoàng Văn Bổn nghiêm trọng nhất. Đường dài khoảng 3km, là tuyến dẫn từ Quốc lộ 1A (tại Ngã ba Phát Triển, TP.Biên Hoà) qua đường Nhà máy nước Thiện Tân (hay Thiện Tân) vào địa phận huyện Vĩnh Cửu để ra đường tỉnh 768, kết nối với tỉnh Bình Dương.

Đường Hoàng Văn Bổn nát như tương, tiềm ẩn nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đã liên tục được người dân địa phương phản ảnh lên các cơ quan chức năng nhưng mãi đến nay vẫn chưa được khắc phục.

Ghi nhận của phóng viên vào khoảng 15h giờ chiều một ngày cuối tháng 6/2024, đường Hoàng Văn Bổn đông đúc xe cộ qua lại, chủ yếu là các loại xe trọng tải lớn như: container, xe tải, xe ben, xe đông lạnh, xe bán tải…, xe hai bánh ít hơn bởi hàng trăm ổ voi, ổ gà nằm san sát nhau trên đoạn đường sình lầy nhớp nháp làm người dân lo sợ tột độ. Tất cả phương tiện di chuyển qua đây vô cùng khó khăn.

Đường Nhà máy nước Thiện Tân dù tình trạng hư hỏng có phần ít hơn nhưng vẫn thường xuyên xuất hiện những ổ voi lớn trên mặt đường. Nhiều vị trí ngập nước, chỗ khác bụi bay mù mịt, tài xế điều khiển chậm chạp, dè chừng.

Tai nạn liên tục, dân tự mua sỏi vá đường

Chị Phạm Phạm (SN 1970, ngụ ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) kể, ngay trước nhà trên đường Thiện Tân, người điều khiển xe gắn máy thường xuyên bị trượt ngã do những “ổ voi” có đường kính gần 2m. Nguyên nhân là xe có tải trọng lớn lưu thông khiến mặt đường nát bươm. Có hôm trời mưa lất phất, chị Phạm mặc áo mưa và dùng xẻng cào từng viên đá để lấp lại hố sâu.

Sức người phụ nữ có hạn, dù cố gắng cào để lấp đầy mặt đường nhưng vẫn không ăn thua, vẫn có nhiều xe máy cán trúng hố té ngã. Những viên đá bị xe tải cán qua văng tứ tán. Thỉnh thoảng, chị tự bỏ tiền mua từng chuyến xe ba gác máy chở đá đến lấp vào các hố, có lúc ngỏ lời xin một số người chở đá đi ngang qua nhưng không xuể. Vài người biết chuyện liền mang vật liệu đến chung tay, góp sức để mong giảm tai nạn.

Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng ảnh 3

Chị Phạm đang dùng xẻng "sửa chữa" đoạn đường hư hỏng trước nhà để tránh tai nạn.

Tối đến, khi ánh đèn hiu hắt chiếu xuống, con đường Thiện Tân lại xảy ra tai nạn nhiều hơn. Có hôm, chị Phạm phải giúp đỡ 3 trường hợp bị nạn. Cũng có lần, một người đàn ông té xe rất nặng, chảy máu nhiều, chị chỉ biết hỗ trợ lau vết thương rồi dìu vào gốc cây bên đường chứ không dám đưa vào nhà vì gia đình chỉ toàn là phụ nữ. Sau đó, chị hỗ trợ gọi điện thoại cho thân nhân đến đưa người bị nạn về chữa trị.

Hằng ngày, chị Phạm thức dậy từ lúc 3h sáng để làm công việc “bao đồng” một cách thầm lặng. Và công việc thiện nguyện của người phụ nữ đơn độc chỉ kết thúc sau hơn 21h. Lúc này, hai bên đường vắng ngắt. Lắm lúc, tiếng kêu cứu của người bị nạn yếu ớt mà không có sự trợ giúp của những người xung quanh. Chị nói, chỉ mong sao các cấp có thẩm quyền nhanh chóng sửa chữa lại con đường để người dân đi lại thuận tiện, an toàn hơn.

Nắng bụi mù, mưa lầy lội, “tử thần” rình rập

Anh Hùng (SN 1968, khu phố 10, P.Tân Biên, TP.Biên Hòa) chia sẻ, nhiều năm qua đường Hoàng Văn Bổn luôn trong tình trạng bụi mù mịt, bay đầy nhà, bám đầy xe. Sinh sống ở đây hơn 6 năm, anh Hùng không nhớ nổi đã bao nhiêu lần chứng kiến cảnh hết bụi thì lầy lội, hết lầy lội thì bụi bay đầy trời.

Người này tả rằng, trời nắng thì bụi mịn trắng hòa vào không khí, có cảm giác như mấy làn khói đang bay. Còn khi mưa xuống hay nước cống tràn ra thì như bãi sình ngoài ruộng. Người dân phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng vẫn không được khắc phục.

Anh Hùng nói, lẽ ra, con đường phải có mương thoát nước, nhưng lại không. Trời mưa, mặt đường kiêm luôn chức năng thoát nước nên từng mảng nhựa nhanh chóng bị bong tróc, trở thành kênh thoát nước lộ thiên. Nhiều người dân không rành đường, vô tình lưu thông qua đây đã “cắm đầu” xuống ổ gà, ổ voi sâu hoắm.

Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng ảnh 4

"Sống trâu" và ổ gà, ổ voi trên đường Hoàng Văn Bổn, đoạn gần Quốc lộ 1A (TP.Biên Hoà).

Các hộ dân sinh sống trong khu vực này có triệu chứng bị bệnh hô hấp do hít phải bụi bẩn. Bụi bẩn vào mũi bị khô đóng thành từng viên nhỏ trong hốc mũi, vòm họng.

Nhiều năm trước, khi đường Hoàng Văn Bổn làm xong, trạm thu phí của chủ đầu tư cũng mọc lên, vận hành không bỏ sót một xe nào. Khi vừa hết thu phí cũng là lúc con đường bắt đầu hư hỏng và đến nay đã nát như tương, không còn nhìn ra đây là con đường ở thành phố.

Đoạn đường chỉ vài cây số nhưng các phương tiện lưu thông gặp rất nhiều trở ngại, việc kinh doanh sửa chữa máy móc của cửa hàng anh Hùng gặp khó khăn theo vì không mấy ai dám tìm đến khi phải di chuyển trên con đường như vậy.

Thấy phóng viên đi xe máy, người dân nơi đây đều khuyên và hướng dẫn đi theo các đường hẻm để ra Quốc lộ 1A, không nên đi vào Hoàng Văn Bổn vì rất nguy hiểm. Quả đúng như lời cảnh báo, đường nhỏ hẹp chỉ một làn xe mỗi chiều, vừa đủ cho xe tải hay xe ben di chuyển, mặt đường lại nát mem, tai nạn giao thông có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Để giải quyết tình trạng hư hỏng trên tuyến đường liên quan, cuối năm 2023, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản chấp thuận chủ trương điều chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án BOT đường tỉnh 768.

Mặc dù, Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức đã triển khai một số công tác duy tu sửa chữa ở các tuyến đường thuộc dự án nhưng đường vừa sửa xong lại tiếp tục xuống cấp và hư hỏng.

Sonadezi Đồng Nai: Khi đứa con cưng trở chứng ảnh 5
Con đường tràn ngập ổ voi, trách nhiệm duy tu thuộc về chủ đầu tư trước đây là Sonadezi Châu Đức.

Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai thời điểm này đã có buổi làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức thế nhưng đến nay, tình trạng xuống cấp vẫn chưa được khắc phục.

Ngày 11/6, UBND tỉnh Đồng Nai ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT đường tỉnh 768, trong đó đưa hai tuyến đường Hoàng Văn Bổn (TP.Biên Hoà) và Thiện Tân (huyện Vĩnh Cửu) ra khỏi quy mô đầu tư dự án BOT đường tỉnh 768.

Ngày 1/7, UBND tỉnh Đồng Nai tiếp tục có văn bản gửi Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài chính và Công ty Sonadezi Châu Đức về việc sửa chữa, bàn giao quản lý hai tuyến đường nói trên.

Tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì cân đối, bố trí nguồn vốn sự nghiệp cho Sở Giao thông Vận tải để triển khai sửa chữa đường. UBND tỉnh yêu cầu Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp cùng các đơn vị liên quan tham mưu đề xuất kiến nghị việc bàn giao quản lý tuyến đường theo quy định.

Như vậy tới đây, UBND tỉnh Đồng Nai sẽ sử dụng ngân sách để sửa chữa hai tuyến đường này. Trong khi dự án đường 768 là dự án BOT và trách nhiệm xây dựng, khai thác, vận hành, duy tu, bảo dưỡng thuộc về chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức.

Quyền lợi từ việc thu phí thì chủ đầu tư đã hưởng xong. Vậy còn trách nhiệm duy tu bảo dưỡng của chủ đầu tư ở đâu khi để xảy ra hư hỏng nghiêm trọng trong thời gian dài khiến cuộc sống người dân vô cùng khổ sở?

Sonadezi Châu Đức phản hồi như thế nào?


Phản hồi thông tin, phía Công ty Cổ phần Sonadezi Châu Đức cho biết, hiện nay, tuyến đường Hoàng Văn Bổn không thuộc dự án BOT 768 do Sonadezi Châu Đức làm chủ đầu tư nữa. UBND tỉnh đã giao Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư để tiến hành nâng cấp và sửa chữa bằng vốn ngân sách sự nghiệp của tỉnh.


Thời gian trước, theo hợp đồng Sonadezi Châu Đức đã ký với Sở Giao thông Vận tải, công ty có đầu tư sửa chữa và thu phí. Tuy nhiên, từ năm 2020, công ty Sonadezi Châu Đức đã tạm ngừng để đầu tư trạm thu phí điện tử không dừng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải. Từ đó đến nay, Công ty Sonadezi vẫn chưa tiến hành thu phí lại.


Trong toàn bộ dự án, khi có hư hỏng, công ty sẽ có báo cáo, lập phương án sửa chữa, trình Sở Giao thông Vận tải thẩm định hiện trạng, phê duyệt phương án để đầu tư sửa chữa vị trí hư hỏng. Sau đó, công ty Sonadezi Châu Đức tiến hành sửa chữa. Đối với tuyến đường Hoàng Văn Bổn, từ trước đến nay, công ty vẫn dành chi phí để tu sửa, nâng cấp theo từng thời điểm.


Hiện nay, UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt tuyến đường không nằm trong phạm vi dự án BOT 768 nữa và giao về Sở Giao thông Vận tải thì toàn bộ công tác quản lý, đầu tư, nâng cấp sửa chữa sẽ do Sở Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.


Tuyến đường Hoàng Văn Bổn hiện hữu được đầu tư từ năm 1999, đến năm 2010, Công ty Sonadezi nhận tuyến đường trên. Mặt đường cũng như trọng tải thời điểm đó chỉ đáp ứng được cho phương tiện lưu thông vào cùng thời điểm. Sau này, kinh tế phát triển, các phương tiện lưu thông giữa Đồng Nai và Bình Dương rất nhiều xe có tải trọng lớn lưu thông trên tuyến đường này.


Thực tế, phương án tốt nhất là phải đại tu, đầu tư mới, như: Mở rộng làn, thiết kế lại kết cấu con đường để đảm bảo kết cấu, đảm bảo tải trọng thực tế. Chính vì vậy, rất nhiều phương án đề xuất thì UBND tỉnh chọn phương án tách ra khỏi dự án BOT 768 và giao cho chủ đầu tư mới.

Bài 2: Dân khóc ròng với bãi rác lớn nhất tỉnh

TIN LIÊN QUAN
Bình luận
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
Triển lãm Venice Biennale: UNESCO tôn vinh công cuộc phục hưng kiến trúc Mosul
(Ngày Nay) - Từ ngày 10/5-25/5, triển lãm “Mosul, một cuộc phục hưng kiến trúc” mở cửa đón công chúng tại các sảnh đường uy nghi và lịch sử của Thư viện Quốc gia Marciana ở Venice. Khách tham quan được tìm hiểu cách UNESCO dẫn dắt công cuộc tái thiết các công trình biểu tượng tại thành phố Mosul của Iraq, nơi từng bị tàn phá nghiêm trọng trong thời gian bị chiếm đóng bởi tổ chức khủng bố Daesh. 
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
Các loại kính màu lý tưởng cho người mới học làm kính nghệ thuật
(Ngày Nay) - Kính màu có một lịch sử phong phú không kém gì màu sắc rực rỡ của nó. Dù kính màu đã xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại và từng được sử dụng ở La Mã cổ, nhưng đến thế kỷ IV – khi Kitô giáo bắt đầu xây dựng các nhà thờ – nghệ thuật kính màu mới thực sự phát triển mạnh.
Cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên cùng người dân địa phương tuần rừng tại khu vực xã Cúc Đường (Võ Nhai).
Bảo tồn đa dạng sinh học tại Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng
(Ngày Nay) - Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng trước đây là Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng, là một khu rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh Thái Nguyên và cả nước, thành lập năm 1999, được xem là lá phổi xanh tự nhiên của tỉnh. Khu dự trữ có cảnh quan thiên nhiên đẹp, hùng vỹ, hệ động thực vật rất phong phú, đa dạng và hệ sinh thái rừng núi đá đặc trưng, có giá trị bảo tồn cao.
Joan Agajanian Quinn tại căn nhà ở Beverly Hills của bà
Hơn nửa thế kỷ, nhà sưu tập Joan Agajanian Quinn là trái tim của cộng đồng nghệ thuật Los Angeles
(Ngày Nay) - Hơn 50 năm qua, Joan Agajanian Quinn đã đặt ra những câu hỏi mà ai cũng muốn có câu trả lời. Là một nhà báo tài ba, bà đã từng là biên tập viên khu vực West Coast của tạp chí Interview, LA Herald Examiner, và là người dẫn chương trình phỏng vấn trên truyền hình với các chương trình như The Joan Quinn Profiles và Beverly Hills View. Với Quinn, sự chú ý luôn phải dành cho các nghệ sĩ mà bà và người chồng quá cố, Jack Quinn, đã hỗ trợ trong suốt nhiều thập kỷ.
Đông đảo người dân và du khách chăm chú lắng nghe thuyết minh về cuộc đời Bác Hồ.
TP Hồ Chí Minh: Triển lãm tái hiện dấu ấn lịch sử và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Ngày 15/4, hai triển lãm đặc biệt trưng bày 2 chuyên đề “Từ chiến thắng Điện Biên Phủ đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975” và “Hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh qua ngôn ngữ điêu khắc” đã khai mạc tại TP Hồ Chí Minh, đánh dấu kỷ niệm các dấu mốc lịch sử trọng đại của dân tộc.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam tại Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính ra sân bay tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
(Ngày Nay) - Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc đã rời Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 14 - 15/4 theo lời mời của Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường.
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
Hà Nội giải quyết bài toán ô nhiễm không khí
(Ngày Nay) - Hà Nội, như nhiều thành phố lớn khác, đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Các yếu tố như giao thông, xây dựng, và khói bụi từ các nhà máy công nghiệp góp phần làm chất lượng không khí giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thành phố đã và đang thực hiện nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đặc biệt là ứng dụng công nghệ vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí.
Đồng chí Nguyễn Đạt, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viettel (thứ hai, bên trái) tại phiên thảo luận.
Hiệp hội di động toàn cầu cùng Viettel tổ chức Hội nghị thảo luận về tầm nhìn quốc gia số
(Ngày Nay) - Ngày 15-4, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số (GSMA Digital Nation Summit) được tổ chức tại Việt Nam với sự đồng hành của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) – đơn vị phối hợp cùng GSMA chuẩn bị nội dung, các vấn đề thảo luận tại các phiên hội thảo.