Sri Lanka gia hạn lệnh giới nghiêm ngăn bạo loạn tôn giáo

Ngày 15/6, căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và các Phật tử quá khích leo thang thành các cuộc đụng độ làm ít nhất 41 người bị thương đã khiến cảnh sát Sri Lanka gia hạn lệnh giới nghiêm tại hai khu nghỉ dưỡng ven biển nổi tiếng ở miền Nam nước này.
Sri Lanka gia hạn lệnh giới nghiêm ngăn bạo loạn tôn giáo
Sri Lanka gia hạn lệnh giới nghiêm ngăn bạo loạn tôn giáo - anh 1
Các cuộc đụng độ nổ ra giữa các Phật tử và người Hồi giáo thiểu số.

Cảnh sát đã phải dùng hơi cay và gia hạn lệnh giới nghiêm tại Beruwala, một khu vực có đa số người Hồi giáo sinh sống, sau khi bạo lực bùng phát tại thị trấn láng giềng Alutgama, cách thủ đô Colombo 60km về phía Nam. Hai khu vực này có hai bãi biển nổi tiếng thu hút nhiều du khách quốc tế, tuy nhiên, hiện không có thông tin nào về việc người nước ngoài bị ảnh hưởng bởi bạo lực tại đây.

Truyền thông địa phương cho biết ít nhất 41 người đã phải nhập viện và nhiều người khác bị thương nhẹ trong các cuộc đụng độ. Ông Faiser Mustapha, một thứ trưởng người Hồi giáo trong chính phủ của Tổng thống Mahinda Rajapakse, đã bị mắc kẹt trong một ngôi trường cùng với hàng chục người Hồi giáo khác phải rời bỏ nhà cửa do bạo lực bùng phát. Cảnh sát đã phải huy động đơn vị đặc công tinh nhuệ để giải cứu ông Mustapha, người đã tìm cách đối thoại với tất cả các bên để chấm dứt bạo lực.
Tổng thống Rajapakse, hiện đang ở thăm Bolivia, ra tuyên bố cho biết sẽ mở cuộc điều tra làm rõ nguyên nhân sự việc và đưa các thủ phạm gây rối tại Alutgama ra trước công lý. Ông cũng kêu gọi tất cả các bên liên quan hành động kiềm chế.
Căng thẳng giữa cộng đồng người Hồi giáo thiểu số và các Phật tử quá khích bùng phát tại Sri Lanka từ hơn hai tháng nay với không ít các sự cố, nhưng đây là loạt đụng độ mới nhất khiến nhiều người bị thương. Đụng độ xảy ra khi nhóm Phật giáo cực đoan Bodu Bala Sena (BBS) tổ chức tụ tập tại Aluthgama ngày 15/6 và di chuyển bằng xe tải đến thị trấn Dharga có đa số người Hồi giáo.
Nhóm này lên kế hoạch biểu tình trên khắp thị trấn và đã tập trung tại một ngôi chùa bị tấn công cách đây ba ngày. Ngay khi phát hiện xe tải chở các thành viên nhóm BBS tiến vào thị trấn, những người Hồi giáo địa phương đã ném đá vào đoàn xe và bị những người trên xe ném đá đáp trả, buộc lực lượng đặc nhiệm cảnh sát phải dùng vòi rồng và hơi cay để đưa tình hình trở lại tầm kiểm soát. Một lượng lớn cảnh sát vẫn đang hiện diện tại thị trấn và thời gian dỡ bỏ giới nghiêm vẫn chưa được công bố.
Đụng độ diễn ra vài tuần sau khi các nghị sĩ người Hồi giáo đề nghị Tổng thống Rajapakse bảo vệ cộng đồng thiểu số của mình khỏi "các phần tử Phật giáo cực đoan".
Người Hồi giáo chỉ chiếm 10% trong tổng số 20 triệu dân Sri Lanka. Bản thân Tổng thống Rajapakse là người theo đạo Phật. Từ tháng 1/2013, ông đã cảnh báo các sư thầy không nên kích động bạo lực tôn giáo.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.