Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn

Những món ăn dưới đây sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng và thậm chí có thể gây ung thư khi bạn hâm nóng lại chúng.
Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn
Cho nên, với một số loại thực phẩm bạn chỉ nên nấu đủ cho một bữa chứ đừng lưu trữ cho bữa sau.
Nếu muốn dự trữ thì nên để chúng vào tủ lạnh ở dạng sống thay vì nấu chín. Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm mà bạn đừng bao giờ hâm nóng lại:

Thịt gà

Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn - anh 1
Khi hâm nóng protein có trong thịt gà sẽ thay đổi thành phần và gây ra các vấn đề về tiêu hóa gây hại cho sức khỏe. Tốt nhất là mua với lượng đủ gia đình ăn hoặc nấu chín số lượng đủ dùng.

Củ cải đường

Khi hâm nóng củ cải đường, các nitrat sẽ bị mất. Chính vì vậy, bạn đừng nên làm điều này.

Khoai tây

Khoai tây rất bổ dưỡng và lành mạnh nhưng nếu bạn lưu trữ chúng trong một thời gian dài thì sẽ mất dần giá trị dinh dưỡng. Đặc biệt, bạn sẽ gặp vấn đề tiêu hóa nếu hâm nóng lại chúng.

Nấm

Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn - anh 2
Riêng đối với thực phẩm là nấm thì cần phải ăn tươi và không bao giờ được hâm nóng. Bởi các thành phần protein có trong nấm sẽ thay đổi và gây hại nếu bạn hâm nóng chúng.

Trứng

Các protein có trong trứng sẽ bị phá hủy nếu bạn hâm nóng chúng. Thậm chí còn có thể biến thành chất độc và gây rối loạn tiêu hóa. Tránh hâm nóng trứng luộc và trứng rán.

Cần tây

Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn - anh 3
Cần tây cũng có chứa nitrat nên sau khi hâm nóng nó sẽ gây hại cho cơ thể.

Cần tây chủ yếu là thành phần được thêm vào trong súp nên nếu muốn hâm nóng súp thì bạn có thể bỏ cần tây ra ngoài, chỉ hâm nóng riêng nước súp.

Rau bina

Việc hâm nóng lại rau bina là rất nguy hiểm bởi nó có thể gây ung thư. Nitrat có trong đó sẽ chuyển đổi thành nitrit – chất gây ung thư.

Cách tốt nhất là ăn rau bina ngay sau khi chế biến.

Mẹo hâm nóng thức ăn đúng cách và hiệu quả

Điểm mặt những loại thực phẩm không nên hâm nóng trước khi ăn - anh 4
Có rất nhiều cách để hâm nóng thức ăn như sử dụng lò vi sóng, lò nướng hoặc đun sôi. Tuy nhiên, với cách làm nào bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc riêng để tránh làm thức ăn trở nên độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Hâm nóng bằng lò vi sóng
Lò vi sóng ngoài chức năng nấu và rã đông thực phẩm còn có chức năng làm nóng thức ăn chỉ trong thời gian ngắn nên vô cùng tiện dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng lò vi sóng để hâm nóng thức ăn, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Đảm bảo rằng mọi dụng cụ đựng đồ ăn bạn cho vô lò vi sóng, dù làm bằng thủy tinh hay nhựa đều phải an toàn với lò vi sóng. Với thực phẩm cần dùng màng bọc nhựa thì cũng không nên bọc quá chặt tay.
- Khi đưa thức ăn vào lò, hãy bật chế độ hâm nóng ở nhiệt độ cao và thời gian là khoảng 1 phút, sau 1 phút, dùng đũa đảo đều thức ăn và nấu tiếp trong 30 giây nữa. Nếu chưa nóng hâm tiếp 30 giây.
- Không đun nước hoặc các chất lỏng quá thời gian quy định của nhà sản xuất vì có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, nước sẽ bắn lên khi mở cửa lò.
- Cả dụng cụ đựng và thức ăn khi mới đưa ra khỏi lò thường rất nóng, do đó bạn cần dùng găng tay hoặc khăn để cầm lấy chúng. Nếu thức ăn được đậy kín trong khi hâm, hãy hé mở nắp một lúc để hơi nước không làm bỏng tay bạn khi mở ra.
Hâm nóng bằng lò nướng
Bạn có thể dùng lò nướng để hâm nóng thức ăn, đặc biệt là các món ăn đã được giữ lạnh trong tủ đông.
- Dụng cụ hâm nóng phải bằng sứ, thủy tinh chịu nhiệt, sử dụng được với lò nướng hoặc khay silicon, nhôm, inox, kim loại an toàn trong lò vi sóng, có độ chịu nhiệt từ -40 độ đến 230 độ C.
- Bật lò nướng để nóng khoảng 200 độ C trong vòng 5 - 10 phút, cho thức ăn đã được đông lạnh vào khay nướng có độ sâu phù hợp và đặt vào lò.
- Đun nóng khoảng 10 phút rồi tắt lò nướng và kiểm tra xem thức ăn có nóng không. Nhiệt độ để hâm nóng thức ăn trong lò nướng phải đạt mức tối thiểu là 75 độ C và bạn cần một cái nhiệt kế để kiểm tra chính xác nhiệt độ. Nếu không đủ nóng, cần cho thức ăn lại vào lò và tiếp tục hâm nóng lên.
- Đeo găng tay để lấy khay nướng ra. Nên dùng ngay khi thức ăn còn nóng sốt sẽ ngon hơn.
Hâm nóng bằng cách đun sôi
Với cách hâm nóng này bạn phải cho thức ăn vào các túi nhựa có khóa hoặc những hộp đựng nhỏ và tiến hành như sau:
- Đổ nước ngập khoảng 1/2 chiếc nồi to, đặt nồi lên bếp gas và bật lửa lớn để đun sôi nước.

- Bỏ các túi nhựa đựng thức ăn cần hâm nóng đã khóa kín miệng túi hoặc hộp đựng thức ăn vào trong nồi nước đang sôi và đun trong vòng từ 10 đến 15 phút.

- Dùng kẹp lấy thức ăn ra ngoài, để khoảng 2 – 5 phút cho nguội rồi bắt đầu dùng.
Hâm nóng thức ăn tưởng chừng chỉ là công việc nội trợ đơn giản nhưng thật ra cũng cần phải biết cách để đảm bảo sức khỏe cho người thưởng thức món ăn.

>> Xem thêm:

Lý do bạn nên ăn nhãn thường xuyên

10 thực phẩm trị mụn nhọt đơn giản hiệu quả đến không ngờ

Mẹo đoán sức khỏe qua mái tóc

Tuệ Linh (th)

Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.