Tàu ngầm Mỹ: Gián điệp tàng hình trong lòng đại dương

Với khả năng do thám biển sâu tốt nhất trong hải quân Mỹ, tàu ngầm USS Jimmy Carter giống như một gián điệp tàng hình dưới làn nước, bí mật thu thập thông tin tình báo về đối phương.
Tàu ngầm Mỹ: Gián điệp tàng hình trong lòng đại dương

Theo Real Clear Defense, trước khi Edward Snowden tiết lộ chương trình theo dõi điện thoại và Internet của NSA nhằm vào công dân Mỹ và châu Âu, truyền thông không mấy để ý đến đến hoạt động của tàu ngầm.

Tuy nhiên, từ sau công bố của Snowden, nhiều báo và hãng tin, trong đó có Huffington PostDer Spiegel cho rằng tàu Jimmy Carter đã giúp NSA giám sát liên lạc của công dân Mỹ và châu Âu.

Tàu ngầm Mỹ: Gián điệp tàng hình trong lòng đại dương - anh 1

Tàu ngầm USS Jimmy Carter trên cạn

"Dường như chính chiếc tàu ngầm này đã được dùng vào nhiệm vụ tình báo, để theo dõi châu Âu", Huffington Post viết.

Tàu USS Jimmy Carter có trọng tải 12.150 tấn, là một trong ba tàu ngầm lớp Seawolf từng được đóng. Tàu lớp Seawolf là chứng tích của thời kỳ Chiến tranh lạnh và vẫn là những tàu ngầm tấn công uy lực nhất của hải quân Mỹ, được ví như chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của đại dương. Tàu có khả năng lặn rất sâu, di chuyển với tốc độ đến 40 hải lý/h. Đây cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân di chuyển yên lặng nhất trên thế giới, được trang bị nhiều vũ khí và ống phóng ngư lôi 660mm.

Tàu ngầm Mỹ: Gián điệp tàng hình trong lòng đại dương - anh 2

Đây cũng là một trong những tàu ngầm hạt nhân di chuyển yên lặng nhất trên thế giới

Theo yêu cầu của hải quân, hãng sản xuất đã thêm một phần mở rộng vào khoảng giữa thân Jimmy Carter, nâng độ dài thân tàu thêm hơn 30 m thành tổng cộng hơn 106 m. Owen Cote, chuyên gia về tàu ngầm của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cho rằng phần mở rộng này có thể nhằm chứa một khoang chuyển điều chỉnh nước, cho phép thợ lặn, người máy hoặc máy móc di chuyển từ bên trong tàu ra ngoài lòng đại dương, thu nhặt đồ ở đáy biển hoặc mang các thiết bị giám sát khác.

Vì vậy, về lý thuyết, Jimmy Carter có thể câu móc vào cáp dưới đáy biển. "Tàu móc một thiết bị vào sợi cáp, một tháng sau quay lại gỡ nó ra và đem đi phân tích dữ liệu", Norman Polmar, chuyên gia phân tích từng cố vấn cho chính phủ về tàu ngầm cho biết.

Không chỉ có thể "nghe lén" dữ liệu truyền đi dưới lòng biển, tàu Jimmy Carter còn có thể phá hỏng các nút giao viễn thông bằng cách trực tiếp cắt cáp, hoặc thiết lập cơ chế để thực hiện nhiệm vụ trong tương lai khi có nhu cầu. Khả năng đó có thể phần nào "làm mù mắt" kẻ thù, hạn chế khả năng nhận biết tình hình, khả năng chỉ huy và kiểm soát của đối phương trong thời gian xung đột, mà không cần thực sự tấn công mục tiêu trên bộ theo kiểu truyền thống.

Mặc dù mọi tàu ngầm tấn công nhanh và tàu ngầm tên lửa dẫn đường đều có thể tiến hành những nhiệm vụ đó ở các mức độ khác nhau nhưng riêng Jimmy Carter có trung tâm tác vụ và các hệ thống có thể thích ứng nhanh chóng để cho phép lắp đặt cảm biến thử nghiệm, giao diện chỉ huy và điều hành mới, mà không ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tàu, hoặc cần thời gian dài nằm ở cảng để điều chỉnh tính năng.

Việc Jimmy Carter có khả năng không có nghĩa là tàu thật sự đảm đương nhiệm vụ này. "Tôi không nghĩ là hải quân phải dùng đến tàu Jimmy Carter để làm việc đó. Như thế là lãng phí con tàu", Cote nhận xét và nói thêm rằng "với NSA, sẽ dễ hơn nhiều nếu theo dõi liên lạc của người dân ngay trên đất liền, khi có thỏa thuận với nhà cung cấp dịch vụ điện thoại và Internet".

Nhiệm vụ tuyệt mật

Những chiếc tàu tiền nhiệm của Jimmy Carter đã tham gia nghe lén dưới biển để đối phó các đối thủ thời Chiến tranh lạnh. Những năm 1970, tàu Seawolf và Parche nhận nhiệm vụ thâm nhập vào căn cứ hải quân của Liên Xô ở Bắc Đại Tây dương để câu móc vào cáp liên lạc quân sự. Hai tàu này lặn dưới biển với tốc độ chỉ vài hải lý/h nhằm tránh băng trôi cùng hải cẩu và sư tử biển.

Tàu ngầm Mỹ: Gián điệp tàng hình trong lòng đại dương - anh 3

Các tàu ngầm đặc nhiệm này lắp những thiết bị giống như những chiếc kẹp vào dây cáp để ghi lại tín hiệu, nhờ đó giúp Washington có thông tin đáng giá về hoạt động hải quân của Liên Xô. Năm 1980, một nhân viên của NSA có tên là Ronald Pelton đã phản bội và bán thông tin về hoạt động tàu ngầm Mỹ cho Liên Xô để đổi lấy khoảng 35.000 USD. Năm 1986, Pelton bị bắt và kết án tù.

Tiết lộ này cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đã dẫn đến sự chuyển đổi trong chiến thuật của tàu ngầm do thám. Khi Triều Tiên bắn pháo vào căn cứ trên đảo của Hàn Quốc năm 2010, tàu Jimmy Carter được cho là đã nổi lên gần đó và phóng một máy bay do thám không người lái cỡ nhỏ để chụp ảnh thiệt hại. Từ thời điểm đó, tàu Jimmy Carter luôn bận rộn với sứ mệnh giám sát cho đến năm 2013, khi được bảo dưỡng tại xưởng đóng tàu ở bang Washington.

Tàu Jimmy Carter hiện đã quay trở lại phục vụ hải quân và chắc chắn nó sẽ đảm nhận các nhiệm vụ bí mật như hoạt động tình báo dưới biển của Mỹ. Theo Tyler Rogoway, một nhà báo chuyên về quốc phòng, với nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới và sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc cả về kinh tế lẫn quân sự, Mỹ có thể sẽ cần tàu USS Jimmy Carter hơn bất cứ lúc nào. Giống như CIA có đặc nhiệm SEAL để thực hiện những hoạt động bí mật khó khăn nhất trong lịch sử, NSA cũng sẽ nhờ đến chiếc tàu khổng lồ đa nhiệm của hải quân để làm như vậy. Và con tàu đó sẽ là USS Jimmy Carter.

Xem thêm:

- Khám phá sức mạnh của Hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới

- 5 sự cố suýt dẫn đến Đại chiến Thế giới thứ ba

- 5 trận hải chiến ác liệt nhất trong lịch sử

- Top 5 lực lượng Hải quân hùng mạnh nhất trong lịch sử

Nguồn VnExpress

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.