Hành tinh mới được phát hiện được các nhà khoa học đặt tên là HIP 116454b. HIP 116454b cách xa Trái đất khoảng 180 năm ánh sáng (1 năm ánh sáng tương đương 9.460.730.472.580,8 km).
Hành tinh HIP 116454b mất 9 ngày để quay quanh Mặt trời |
Cơ quan vũ trụ và hàng không Mỹ (NASA) cho biết hành tinh HIP 116454b có đường kính gấp 2,5 lần so với Trái đất. Như vậy, so với các hành tinh trong Hệ Mặt trời, hành tinh HIP 116454b nhỏ hơn sao Hải Vương.
HIP 116454b thuộc chòm sao Song Ngư và có chu kỳ quay quanh Mặt trời là 9 ngày.
Theo các nhà nghiên cứu của NASA, khoảng cách của hành tinh này quá gần so với Mặt trời để sự sống có thể hình thành.
Hành tinh mới này cách Trái đất 180 năm ánh sáng |
Sự phát hiện mới này của tàu vũ trụ Kepler đem đến tín hiệu đáng mừng cho các nhà khoa học vì trước đó Kepler đã từng bị hỏng bánh xe định hướng vào tháng 5/2013.
Tàu vũ trụ Kepler |
Tàu Kelper được phóng lên quỹ đạo Mặt trời vào tháng 3/2009 với mục tiêu quan sát khoảng 150.000 ngôi sao để tìm kiếm các hành tinh giống Trái đất. Theo thiết kế ban đầu, Kepler sẽ hoạt động trong 4 năm, tuy nhiên từ năm 2013, NASA đã gia hạn hoạt động của con tàu này tới năm 2016.
Xem thêm: Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất
Trước đó, Kepler đã phát hiện 3.548 hành tinh, một số nhỏ hơn Trái đất. Các quan sát khác đã xác định rõ ràng 135 hành tinh trong số đó.
Xem thêm về Khám phá vũ trụ:
1. Gió Mặt Trời có thể dự báo đường đi của thiên thạch lao vào Trái Đất
2. Tàu robot của NASA phát hiện dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa?
3. Nổ tia gamma – ‘Thủ phạm’ kết liễu sự sống ngoài Trái đất?
4. Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất
5. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại
6. Trái đất có nguy cơ bị thiên thạch đường kính 400m lao thẳng vào