Thế bế tắc trong xung đột tại Ukraine có thể được phá vỡ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối cùng, theo giới truyền thông, Mỹ và Đức đều đã đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine, nhưng liệu phương tiện chiến đấu bộ binh này sẽ giúp Ukraine phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và giành lại lãnh thổ từ Nga.
Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams của Mỹ. Ảnh: US Army.
Xe tăng chủ lực M1A1 Abrams của Mỹ. Ảnh: US Army.

Kênh CNN của Mỹ ngày 25/1 dẫn ba nguồn tin giấu tên, quen thuộc với các cuộc thảo luận về việc cung cấp xe tăng cho Ukraine cho biết Washington đã thay đổi lập trường trong việc gửi xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams tới Ukraine.

Nếu như trước đây Lầu Năm Góc phản đối ý tưởng cung cấp xe tăng cho Ukraine, thì nay các quan chức Mỹ đang “hoàn thiện” kế hoạch chuyển giao một số lượng đáng kể xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams tới Ukraine và thông báo liên quan sẽ được đưa ra ngay trong tuần này.

Việc Mỹ quyết định cung cấp xe tăng của mình cho Ukraine được nhìn nhận là sẽ mở đường thuyết phục Đức gửi xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 do nước này sản xuất cho Ukraine vì trước đó, theo nguồn tin là quan chức chính phủ Đức, Berlin sẽ cho phép gửi xe tăng do Đức sản xuất tới Ukraine để giúp quốc gia này chống đỡ trong xung đột nếu Mỹ đồng ý gửi xe tăng của chính họ.

Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, theo tuần san Der Spiegel (Đức) và Thời báo Tài chính (Anh), Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã đồng ý cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 để hỗ trợ các lực lượng Ukraine.

Dự kiến, Đức sẽ cung cấp cho Kiev số lượng xe tăng đủ để trang bị cho một đại đội xe tăng và đó có thể là một trong những biến thể mới nhất: xe tăng Leopard 2A6.

Như vậy, sau nhiều tháng kêu gọi và chờ đợi, Ukraine đang đứng trước cơ hội lớn để có được những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực được nhìn nhận là hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Xe tăng là một yếu tố quan trọng trong cái gọi là “tác chiến di động liên hợp” với sự tham gia của bộ binh và pháo binh để chiếm cứ lãnh thổ.

Hơn nữa, xe tăng phương Tây sẽ mang lại lợi thế cho Ukraine so với xe tăng Nga vì chúng có lớp giáp cao cấp hơn, pháo bắn chính xác hơn và hệ thống điều khiển và định vị tốt hơn, nhất là trong các chiến dịch tác chiến vào ban đêm.

Theo người phát ngôn của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, xe tăng có thể là một "năng lực thay đổi cuộc chơi".

Nhà phân tích nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng và quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Yohann Michel cũng cho rằng những chiếc xe tăng như vậy có thể cho phép Ukraine lấy lại thế tấn công trong cuộc xung đột đã kéo dài 11 tháng với Nga.

Trong một phát biểu được hãng tin AP dẫn lời, ông Michel chỉ rõ “trong loại xung đột này, không thể thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn mà không có đầy đủ các thiết bị chiến đấu bọc thép và xe bọc thép, và xe tăng là một phần trong số đó”.

Lý giải về nguyên nhân một số quốc gia sẵn sàng gửi xe tăng hiện đại cho Ukraine, tờ Thời báo Tài chính nhận định việc này để giúp Ukraine phá vỡ thế bế tắc trên chiến trường và giành lại lãnh thổ từ Nga.

Theo tờ Thời báo tài chính, xe tăng phương Tây như M1 Abrams của Mỹ, Challenger 2 của Anh hay Leopard 2 do Đức chế tạo - sẽ cung cấp thêm hỏa lực cho quân đội Ukraine để chọc thủng tuyến phòng thủ của Nga và giành thế chủ động quân sự trước khi Moskva có thể làm điều tương tự. Chúng cũng sẽ cần thiết để bảo vệ các phòng tuyến của Ukraine trước một cuộc tấn công mới có thể xảy ra của Nga.

Vấn đề đối với Ukraine là nước này có thể phải mất hàng tháng để triển khai các loại xe tăng hiện đại mới trên chiến trường. Các binh sỹ Ukraine cần phải được huấn luyện để vận hành và bản thân những chiếc xe tăng hiện đại này sẽ gây khó khăn cho các lực lượng Ukraine trong việc bảo trì và cung cấp nhiên liệu. Ví dụ, xe tăng M1 Abrams của Mỹ được trang bị động cơ phản lực và sử dụng nhiên liệu hàng không thay vì động cơ diesel tiêu chuẩn. M1 Abrams nặng 63 tấn, ngốn một lượng lớn nhiên liệu, khoảng 3 dặm/gallon.

Câu hỏi đặt ra là tới khi binh sỹ Ukraine có thể sử dụng các loạt xe tăng hiện đại được cung cấp, tình hình chiến trường Ukraine sẽ diễn biến theo chiều hướng như thế nào trong khi một quan chức tình báo cấp cao của phương Tây đã tiết lộ với tờ The New York Times ngày 13/1 rằng Moskva đang phát đi tín hiệu về một cuộc tấn công vào mùa xuân và chiến sự nhiều khả năng sẽ mở rộng, trở lại với quy mô lớn vào tháng 2/2022.

An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
An Giang: Nguyên cán bộ Tỉnh mất nhà ra chòi ở chờ công lý
(Ngày Nay) - “Ba mẹ tôi yêu dân tộc, yêu quê hương đất nước, yêu vùng đất An Giang này như hơi thở và tin tưởng tuyệt đối với đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nên cứ giữ vụ việc mãi trong lòng mà thành tâm bệnh. Bổn phận người làm con, nhìn đấng sinh thành phải sống tạm bợ trong chòi lá xập xệ nhiều năm trời, tôi không chịu nổi…” - những lời lẽ thống thiết mà anh Nguyễn Kiên Cường (SN 1980, trú TP.Long Xuyên) gửi đến chúng tôi.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.