Thế giới kêu gọi Ấn Độ tái xuất khẩu vaccine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ấn Độ hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng gia tăng trong việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19, vài tháng sau khi các biện pháp hạn chế được chính quyền New Delhi áp đặt nhằm đối phó với đợt bùng phát nghiêm trọng. Đến nay, tình hình dịch bệnh tại Ấn Độ đã cơ bản được kiểm soát.
Thế giới kêu gọi Ấn Độ tái xuất khẩu vaccine

Hồi đầu năm nay, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 nhằm tập trung tiêm chủng cho người dân trong nước, nhằm đối phó với đợt bùng phát dịch nặng nề nhất kể từ đầu năm 2020.

Giờ đây, các quốc gia trên thế giới đang trông cậy Ấn Độ nối lại chuỗi cung ứng để đảm bảo xuất khẩu khoảng 1 tỷ liều vaccine trong năm nay. Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát và dần ổn định hơn, quốc gia Nam Á này được kỳ vọng sẽ sớm tiếp tục triển khai xuất khẩu vaccine.

Áp lực kêu gọi xoá bỏ các lệnh hạn xuất khẩu lên chính phủ Ấn Độ đang ngày càng gia tăng sau khi các quốc gia giàu có đã quyết định tiêm mũi vaccine tăng cường cho người dân trong nước.

Tuy nhiên, giới chức Ấn Độ hiện vẫn chưa đưa ra cam kết cụ thể, hay công bố thời điểm chính xác sẽ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phân phối vaccine, dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu thực hiện cam kết tiêm chủng đầy đủ cho 70% dân số thế giới vào tháng 9/2022.

Hồi đầu tháng 4, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccinne lớn nhất thế giới, từng trả lời phỏng vấn rằng đơn vị này có thể sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine vào tháng 6 năm nay nếu tình hình dịch bệnh trong nước được cải thiện.

Tuy nhiên, các ca nhiễm mới tại Ấn Độ đã liên tục tăng mạnh sau đó, đỉnh điểm vào tháng 5, nước này ghi nhận ít nhất 2,7 triệu ca mắc trong một tuần. Viện SII sau đó cho biết chỉ có thể xuất khẩu vào cuối năm nay, nhưng cho biết kế hoạch sẽ không được triển khai nếu như "phải đánh đổi bằng tính mạng của người dân Ấn Độ."

Vào tháng 8, người đứng đầu một nhóm cố vấn cho chính phủ Ấn Độ về vấn đề tiêm chủng khẳng định nước này có khả năng sẽ cho phép xuất khẩu vaccine vào năm tới.

Lệnh cấm xuất khẩu vaccinne của Ấn Độ đã tác động nghiêm trọng đối với các quốc gia có thu nhập thấp, hiện đang phải đối mặt với làn sóng dịch bệnh phức tạp nhất.

Trong tuần trước, các quan chức thuộc cơ chế COVAX cho biết lệnh cấm của Ấn Độ là một trong những nguyên do khiến cơ chế này chỉ tiếp cận được khoảng 1,4 tỷ liều vaccine để phân phối cho các quốc gia có thu nhập thấp vào cuối năm 2021, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 2 tỷ liều đã đề ra trước đó.

Theo một nguồn tin của hãng tin Axios, các quan chức chính quyền Mỹ cũng đang tích cực làm việc nhằm hối thúc Ấn Độ sớm nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine. Nhưng chương trình tiêm tăng cường và quyết định hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu sản xuất vaccine đã khiến giới chức Mỹ phải thận trọng và chưa thể đẩy nhanh hay tạo thêm sức ép lên phía Ấn Độ.

Theo thông tin từ chính phủ Ấn Độ, trước khi lệnh cấm xuất khẩu được áp dụng, nước này đã bán và tặng khoảng 66 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho gần 100 quốc gia có thu nhập thấp.

Hôm Chủ nhật vừa qua, Ấn Độ đã ghi nhận số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày là 33.779 trường hợp – con số này chỉ bằng khoảng 1/10 so với số liệu được báo cáo hồi đầu tháng 5. Quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với gần 1,4 tỷ người, hiện cũng đã tiêm chủng được cho khoảng 40% dân số ít nhất một liều vaccine.

Theo Washington Post
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.