Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong ngày 26/06, họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đã chính thức khai trương không gian nghệ thuật bao gồm khu xưởng sản xuất và phòng trưng bày tác phẩm nghệ thuật độc bản mang tên Gốm Thủy tại 62 Phố Gốm Giang Cao, Bát Tràng, Hà Nội.
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy

Nguyễn Thu Thủy sinh năm 1977 trong một gia đình có truyền thống hội họa. Chị có ông nội là cố họa sĩ Nguyễn Thủy Tuân, một trong những họa sĩ vẽ tranh cổ động nổi tiếng tại Việt Nam; bố của chị là họa sĩ Nguyễn Thủy Liên; cô ruột là họa sĩ Nguyễn Mai Hương... Có một câu chuyện ấn tượng về Nguyễn Thu Thủy là chị đã tiếp xúc với hội họa từ khi chưa biết chữ. Vào năm lên 5 tuổi, một trong những tác phẩm đầu tay của Nguyễn Thu Thủy là bức "Chú gà trống", đã được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua lại để trưng bày.

Niềm đam mê hội họa dần lớn lên trong Nguyễn Thu Thủy qua thời gian, dường như chưa khi nào rời khỏi nữ họa sĩ tài hoa bên cạnh sự nghiệp viết văn làm báo và công tác chính quy là giảng viên ngành Du lịch tại ĐHKHXH-NV rồi ngành Quản trị thương hiệu tại Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN.

Nói về nghệ thuật, với Nguyễn Thu Thủy đó là vẻ đẹp có hương sắc, giai điệu, có tâm hồn. Nghệ thuật với chị là sự dốc lòng vì đam mê của một trái tim đầy nhiệt huyết, luôn khát khao cháy bỏng và sự rung cảm để tạo ra những bất ngờ. Đó là lý do chị miệt mài thử sức, khai mở những chiều kích mới trong nghệ thuật từ thời trang, tranh polygon rồi gần đây nhất là gốm độc bản.

Không gian Gốm Thủy Nghệ thuật - Độc bản một lần nữa nhấn nhá sự say nghề, khát khao cháy bỏng trong chị. Nguyễn Thu Thủy tâm sự quan điểm làm nghề của chị là có sự chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Việc tham gia Câu lạc bộ Gốm nghệ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam là cách chị lôi kéo những nghệ sĩ yêu gốm vào phát triển câu lạc bộ, mang thêm hương sắc cho Gốm Việt nói chung. Không gian Thủy Gốm được tạo ra như lời rủ rê các nghệ sĩ đến chia sẻ, học hỏi lẫn nhau để cùng phát triển; cũng như lời chào mời công chúng, những người yêu gốm, đã theo dõi gốm độc bản suốt thời gian qua.

"Tôi mong muốn thay đổi quan điểm thị trường về gốm Bát Tràng. Vì vậy tôi lựa chọn không gian nhỏ nhắn ngay trên Phố Gốm Giang Cao. Hơn 300 tác phẩm sáng tác trong vòng 4 năm, bày bán tại Gốm Thủy đều được làm từ gốc men Bát Tràng, chỉ có điều được xử lý theo phong cách của họa sĩ. Thay vì pha màu, giờ đây tôi pha men", họa sĩ Nguyễn Thu Thủy nói.

Trong ngày đầu khai mạc Gốm Thủy, nhiều bạn bè trong giới hội họa, điêu khắc đã có mặt chung vui cùng chị, ghi nhận dấu ấn phát triển mới mẻ cho nghệ thuật gốm Việt. Là một trong những người đến dự từ rất sớm, họa sĩ Nguyễn Tuấn Thịnh chia sẻ cảm nhận: "Từ xa đã thấy Gốm Thủy tưng bừng sắc hoa nổi bật trên bạt ngàn bình lọ rồng phượng vàng bạc. Cả Thị Nở, Chí Phèo ung dung phơi mặt ra đường cười với chum vại Lý, Trần..."

Theo anh, Nguyễn Thu Thủy là "tay chơi gốm" đẳng cấp. Chất gốm đa tầng mà nữ nghệ sĩ chăm chút đắp lên từng tác phẩm, tô điểm muôn lớp thời gian, muôn sắc lung linh như kéo xuống từ Thiên hà bí hiểm. Những bình lọ tạo hình đa dạng của chị uốn lượn chuyển động, trở nên cuốn hút bởi tài chơi màu men mạnh dạn cá tính. Qua mắt hồi hộp khám phá của người xem, chúng như biến thành các vũ nữ Tây Ban Nha của xứ bò tót thơ mộng hay các vũ nữ Italia, Hy lạp đang nhảy múa trong lễ hội truyền thống của xứ sở mình.

Có thể nói một thế giới màu sắc từ chất men mê ly được Nguyễn Thu Thủy tạo nên có thể khiến người ngoài thêm nể phục những người nghệ sĩ đằm mình trong gốm, thăng hoa như một phù thủy thổi hồn sống tươi mới sắc màu hấp dẫn cho gốm của đương đại.

"Nhìn Gốm Thủy tôi chợt hình dung đến một ngày gốm Bát Tràng cũng sẽ tung tảy lễ hội nghệ thuật, đằm mình trong tầng tầng lớp lớp chất, men tái tạo, sáng tạo thời gian một cách sống động, nghệ thuật như Gốm Thủy bên cạnh một dòng chảy trầm tĩnh đầy khí chất thâm trầm của làng gốm cổ truyền danh tiếng lẫy lừng", họa sĩ Nguyễn Tuấn Thịnh nhận định.

Cũng có chung cảm xúc, họa sĩ kỳ cựu Mai Thị Ngọc Oanh cho biết: "Sự xuất hiện của Gốm Thủy mang đến cho những người làm gốm chúng tôi niềm bất ngờ lớn. Trong những năm qua, Thủy đã miệt mài vun đắp, sáng tạo để ra mắt một số lượng gốm độc bản lên đến hàng trăm tác phẩm. Sự hiện diện của Gốm Thủy trong không gian làng nghề giúp gốm Bát Tràng đạt tới cấp độ khác, chuyển sang nghệ thuật".

Ngày Nay ghi nhận một số hình ảnh tại không gian Gốm Thủy, 62 Phố Gốm Giang Cao, Bát Tràng trong ngày đầu khai trương:

Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 1
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 2
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 3
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 4
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 5
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 6
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 7
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 8

Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 9
Thế giới nghệ thuật độc bản của Gốm Thủy ảnh 10
Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy trong ngày khai trương không gian Thủy Gốm.
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
AI - Cơ hội hay rủi ro trong thế giới xuất bản?
(Ngày Nay) - Hãy tưởng tượng một thế giới nơi mỗi cuốn sách bạn đọc được cá nhân hóa hoàn toàn. Hãy hình dung có một trợ lý không chỉ nhớ tất cả những cuốn sách bạn đã đọc, mà còn phân tích sâu sắc sở thích, phản ứng cảm xúc của bạn, và thậm chí sáng tạo ra những câu chuyện độc đáo, chỉ dành riêng cho bạn. Mỗi trang sách, mỗi đoạn văn, trở thành cuộc trò chuyện thân mật giữa bạn và một "người bạn" am hiểu bạn hơn bất kỳ ai….
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chúc mừng các đồng chí được thăng quân hàm. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trao quyết định thăng quân hàm cho lãnh đạo Công an và Quân đội
(Ngày Nay) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu rõ, các đồng chí được thăng cấp bậc hàm, quân hàm Đại tướng, Thượng tướng hôm nay là những sĩ quan ưu tú được Đảng, Nhà nước, nhân dân tin tưởng, trao giữ các cương vị, trọng trách quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy lực lượng Quân đội, Công an...
Ảnh minh hoạ.
Chuyển đổi năng lượng là thách thức lớn trong chuyển đổi sang nền kinh tế xanh
(Ngày Nay) - Trong khảo sát mới đây về mức độ sẵn sàng và khó khăn của doanh nghiệp trong chuyển đổi xanh, do Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ) thực hiện đối với trên 2.700 doanh nghiệp cho thấy, có tới 44,2% doanh nghiệp có khó khăn trong tìm ra các giải pháp kỹ thuật cụ thể. Chỉ có 6,3% doanh nghiệp được khảo sát cho biết không gặp khó khăn gì.