Chuyên gia Singapore kêu gọi quốc tế phản ứng cứng rắn với hành động của Trung Quốc ở Biển Đông

Trừ khi quốc tế đồng loạt đưa ra phản ứng cứng rắn chống lại các hành động của Trung Quốc, nếu không các sự việc như ở bãi Tư Chính sẽ lặp lại trong tương lai.
Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)
Tàu Hải dương Địa chất 8 của Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Khẳng định này được chuyên gia Swee Lean Collin Koh tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore đưa ra trong bài xã luận trên trang Maritime Issues.

Theo ông Koh, việc quốc tế chưa cho Trung Quốc thấy thái độ cứng rắn của mình có thể sẽ tạo ra các tiền lệ tương tự với chủ thể gây ra các hành động gây hấn là các quốc gia khác trong khu vực hoặc trên thế giới. Họ có thể sẽ "giậu đổ, bìm leo", bình thường hóa các hành vi cưỡng ép, lặp đi lặp lại để các nước tập quen dần.

"Lịch sử chứng minh, các hành động xoa dịu chỉ khiến kẻ xâm lược hung hăng hơn khi chính họ không biết giới hạn. Bãi Tư Chính không nên trở thành Sudetenland của biển Đông", ông Koh nhận định. Sudetenland là vùng đất của Tiệp Khắc bị Đức quốc xã chiếm đóng trước Thế chiến II, với nguyên nhân một phần do sự phó mặc của phương Tây.

Trung Quốc nhiều năm qua ngày càng hung hăng với dã tâm không hề che giấu trên biển Đông. Mới đây nhất, hành động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 Trung Quốc khiến cộng đồng quốc tế bất bình.

Bộ Ngoại giao Việt Nam trong tuyên bố đưa ra cuối tuần trước mạnh mẽ lên án hành vi này. Vài ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng lên tiếng chỉ trích Trung Quốc trước các hành động cưỡng ép, can thiệp vào các hoạt động khai thác và sản xuất dầu khí đã có từ lâu của Việt Nam.

Tuyên bố đưa ra sau Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) gần đây tại Bangkok không đề cập tới việc Bắc Kinh đang tiếp tục quân sự hóa các vùng biển tranh chấp. Chính điều này khiến nhiều người lầm tưởng câu chuyện biển Đông vẫn đang hòa bình và ổn định, do dó không cần sự can thiệp của bên ngoài.

Theo ông Koh, Bãi Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam nhưng cũng nằm trong yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc. Phán quyết tại Tòa Trọng tài quốc tế ở La Hague năm 2016 bác bỏ đường 9 đoạn này nhưng Bắc Kinh làm ngơ và không hề tuân thủ.

Với Trung Quốc, họ coi việc các bên có tranh chấp trong đường 9 đoạn tổ chức các hoạt động thăm dò địa chất như ở Bãi Tư Chính là bất hợp pháp vì cho rằng đó là vùng biển tranh chấp mà "cố đấm ăn xôi" chối bỏ thực tế rằng các quốc gia ven biển như Việt Nam đang thực thi các quyền hợp pháp trên EEZ theo đúng quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển.

Ông Koh nhận định, Trung Quốc không muốn đả động tới phán quyết cách đây 3 năm vì nó phần nào ảnh hưởng tới uy tín của giới tinh hoa nước này, những người luôn miệng khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Khi tâm tâm niệm niệm các vùng biển tranh chấp đó là của mình, Bắc Kinh phản đối các hoạt động thăm dò hợp pháp của Hà Nội trong chính EEZ của Việt Nam.

Với hành động ngang ngược của nhóm tàu khảo sát, Bắc Kinh như đang muốn gửi đi thông điệp rằng không ai được quyền khai thác tài nguyên năng lượng trong vùng biển tranh chấp, nhất là khi không có sự đồng ý của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh làm điều đó nhản nhản ở những nơi khác.

"Họ muốn nói rằng khi Bắc Kinh không thể đặt tay vào những tài nguyên đó, những người khác cũng đừng mơ. Nó cũng tương tự như cái gọi là đảm bảo lẫn nhau về những quyền tài nguyên đó", ông Koh phân tích.

Theo vị chuyên gia tới từ Học viện Chiến lược và Quốc phòng Singapore, sự vụ mới đây ở Bãi Tư Chính cho thấy các hành động bồi đắp phi pháp và quân sự hóa các thực thế của Trung Quốc trên biển Đông mang tới những hệ lụy nguy hiểm. Các tàu của Trung Quốc chở theo lực lượng bảo vệ bờ biển và dân quân của nước này đang duy trì hiện diện tại các vùng biển tranh chấp, lưu lại tại các tiền đồn mà Bắc Kinh xây dựng phi pháp mà không cần phải quay lại căn cứu ở đại lục.

Ông Koh cho rằng Bắc Kinh đang leo thang các hành động ngang ngược như vậy vì tự tin rằng các quốc gia Đông Nam Á sẽ dĩ hòa vi quý trước các động thái cưỡng chế của mình trong bối cảnh ASEAN và Bắc Kinh gần đây đang đạt được những bước tiến quan trọng đi đến mục tiêu thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Sau đó, Trung Quốc vẫn sẽ lặp đi lặp lại các kịch bản cũ rích như họ từng làm, biện minh các hành động trái phép chỉ là phản ứng trước các khiêu khích và đổ vấy ngược cho các bên khác có tranh chấp phá hoại thiện chí trong tiến trình hòa bình trên biển Đông.

Nhắc tới tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đưa ra cuối tuần trước, ông Koh chú ý tới lời kêu gọi của bà Hằng về việc "các bên liên quan và cộng động quốc tế cùng nỗ lực duy trì trật tự, hòa bình, an ninh ở khu vực biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực cũng như cộng đồng quốc tế".

Theo ông Koh, điều này cho thấy Hà Nội sẵn sàng quốc tế hóa vụ việc ở Bãi Tư Chính. Động thái này có thể là một đòn đánh vào nỗi sợ phải đương dầu với sự can thiệp từ bên ngoài vào Biển Đông của Trung Quốc.

Mặc dù vậy, ông Koh cho rằng trước khi cần đến hỗ trợ từ bên ngoài, các nước ASEAN phải sẻ chia quan điểm thống nhất về vấn đề này. Giới tinh hoa chính trị ASEAN cần cảnh báo Bắc Kinh rằng bất cứ sự ép buộc nào tương tự như vụ việc ở Bãi Tư Chính đều đi ngược các quy tắc quốc tế được thiết lập, làm xói mòn các lợi ích mà ASEAN và Trung Quốc đạt được trong 2 năm qua, trong đó có COC.

"Vụ việc ở Bãi Tư Chính nên là giấy quỳ thử nghiệm cho tính trung tâm của ASEAN", ông nói, cho rằng đây là lúc để đưa ra một chương trình nghị sự thích hợp và thực sự đánh động tới Trung Quốc.

Các cường quốc bên ngoài như Mỹ và EU vốn từ lâu có truyền thống bảo vệ trật tự dưa trên các nguyên tắc cũng có thể cân nhắc tham gia tích cực hơn vào nỗ lực áp chế dã tâm của Bắc Kinh.

"Đã tới lúc cộng đồng quốc tế, không chỉ các quốc gia thành viên ASEAN nhận ra nỗ lực hòa giải với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông sẽ không mang lại kết quả. Một mặt, Trung Quốc vẫn sẽ công khai ủng hộ ngoại giao như những gì họ làm khi đàm phán COC. Mặt khác, Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng các công cụ cưỡng chế của mình để đạt được mục tiêu, gây bất lợi cho các bên khác", ông Koh cho hay.

Theo VTC News
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.