Thị trường du lịch quốc tế vắng bóng khách Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhiều nước châu Á đang dần nới lỏng các hạn chế nhập cảnh nhằm chào đón các nhóm du khách quốc tế bị mắc kẹt tại quê nhà suốt hơn một năm qua do đại dịch.
Thị trường du lịch quốc tế vắng bóng khách Trung Quốc

Trung Quốc, vốn là thị trường du lịch nước ngoài lớn nhất thế giới, hiện đang giữ công suất hoạt động của các sân bay quốc tế ở mức 2% so với trước đại dịch và vẫn chưa nới lỏng các hạn chế đi lại chặt chẽ vì nước này vẫn áp dụng chính sách không khoan nhượng với COVID-19.

Điều này đã khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là "thiên đường" du lịch Thái Lan.

Ông Ravi Chandran - giám đốc điều hành công ty nghỉ dưỡng Laguna Phuket, cho biết các nhà khai thác đã chuyển trọng tâm tiếp thị sang châu Âu, Mỹ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất để bù đắp cho sự mất mát từ Trung Quốc, vốn chiếm 25-30% lượng khách trong thời trước đại dịch.

“Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thực hiện tiếp thị hoặc quảng cáo tại thị trường Trung Quốc bởi vì chúng tôi không nhìn ra hiệu quả", ông Chandran nói.

Đại dịch đã khiến Thái Lan thất thoát khoảng 50 tỷ USD doanh thu du lịch mỗi năm. Nước này hy vọng sẽ đón được 180.000 khách du lịch nước ngoài trong năm nay, vốn chỉ chiếm một phần nhỏ so với khoảng 40 triệu du khách mà nước này tiếp nhận vào năm 2019.

Nhiều chuyên gia dự đoán Trung Quốc sẽ duy trì các biện pháp nghiêm ngặt như cách ly tới 3 tuần đối với những người trở về từ nước ngoài cho đến ít nhất là quý 2 năm sau, trước khi mở cửa dần với từng quốc gia.

"Các điểm du lịch phải xác định thị trường mới và tìm cách tiếp thị, phục vụ các nền văn hóa khác nhau", Giám đốc điều hành Hiệp hội Lữ hành Châu Á Thái Bình Dương (PATA) Liz Ortiguera cho biết.

Maldives được coi là một ví dụ hiếm hoi về sự xoay trục thành công trong đại dịch. Quốc đảo ở Ấn Độ Dương này đã tự quảng bá rầm rộ tại các triển lãm thương mại và thu hút thêm nhiều du khách Nga và Ấn Độ đến các khu nghỉ dưỡng sang trọng và vùng biển tuyệt đẹp của họ.

Dù mất đi lượng lớn khách từ Trung Quốc, nhưng trong 9 tháng đầu năm 2021 Maldives chỉ ghi nhận mức giảm 12% lượng du khách so với cùng kỳ năm 2019.

Người phát ngôn của COMO Hotels and Resorts, công ty có hai khu nghỉ dưỡng ở Maldives, cho biết: “Khi chúng tôi nhận thấy rằng du khách Trung Quốc sẽ không đến Maldives sớm, chúng tôi đã chuyển trọng tâm sang các thị trường chính khác bao gồm Nga.”

Công ty dữ liệu du lịch ForwardKeys ước tính phải mất đến năm 2025, hoạt động du lịch nước ngoài của du khách Trung Quốc mới có thể trở lại mức trước đại dịch.

Ngay cả khi Singapore, Thái Lan và đảo Bali của Indonesia cũng dần mở cửa cho du khách quốc tế, các hãng hàng không như Thai Airways và Garuda Indonesia đang thu hẹp đáng kể đội bay như một phần của kế hoạch tái cơ cấu trong bối cảnh vắng bóng khách du lịch Trung Quốc.

Khi Trung Quốc mở cửa biên giới, các cuộc khảo sát trong ngành cho thấy nhiều người không muốn đi du lịch quốc tế do lo ngại mắc bệnh. Ngoài ra, đảo Hải Nam đang trở thành tụ điểm du lịch biển đáng hứa hẹn do hòn đảo này đang cung cấp dịch vụ mua sắm miễn thuế, có khả năng đe dọa thị trường Hàn Quốc và Hong Kong.

Wolfgang Georg Arlt, Giám đốc điều hành của Viện Nghiên cứu Du lịch Nước ngoài Trung Quốc cho biết: “Thị trường sẽ thay đổi vì vậy người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2022 sẽ khác với người Trung Quốc đi du lịch vào năm 2019.''

Chuyên gia du lịch Sienna Parulis-Cook cho biết các chuyến du lịch theo nhóm lớn đã không đi vào dĩ vãng, thay vào đó là các chuyến du lịch độc lập và các chuyến du lịch dành cho các nhóm gia đình và bạn bè.

"Bạn có thể đã tổ chức đi du lịch với một nhóm nhỏ người mà bạn biết, thay vì đi cùng 50 người lạ trên xe buýt du lịch", bà Parulis-Cook chỉ ra.

Theo Reuters
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.