Thị trường lao dốc, VN-Index mất mốc kỷ lục

(Ngày Nay) -Dòng tiền bắt đáy lúc cuối phiên sáng không đủ lực kéo thị trường hồi phục. Vn-Index mất 28,25 điểm trước khi nghỉ trưa.
Đà lao dốc của thế giới khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh ngay nửa tiếng đầu mở cửa.
Đà lao dốc của thế giới khiến thị trường chứng khoán Việt Nam giảm mạnh ngay nửa tiếng đầu mở cửa.

Tiếp nối đà lao dốc đầu phiên sáng, VN-Index đóng cửa nghỉ trưa tại mức 1.144 điểm, giảm 28,25 điểm (tương đương 2,41%). Tổng khối lượng giao dịch trên 157 triệu đơn vị, giá trị đạt 4.641 tỷ đồng.

Lực chốt lời mạnh ở nhóm cổ phiếu ngân hàng khiến VCB, BID, CTG (sàn TP HCM) và ACB, SHB (sàn Hà Nội) dẫn đầu nhóm cổ phiếu tác động mạnh nhất đến VN-Index. Trước khi tạm nghỉ, VIC và SAB đồng loạt “vùng dậy”, trở thành lực đỡ khi đóng góp 0,05 điểm vào VN-Index và tạo tâm lý tích cực cho thị trường.

Sàn TP HCM ghi nhận 238 mã chìm trong sắc đỏ, trong khi chỉ có 54 mã tăng điểm. Trong nhóm 30 cổ phiếu vốn hoá lớn trên thị trường (VN30), tình hình được cải thiện khi có 3 mã tăng và đứng giá.

Tâm lý lo ngại của nhà đầu tư trong nước cũng lan rộng trên sàn HNX và UPCoM khi hai chỉ số này lần lượt giảm 7,48 điểm và 0,79 điểm.

Trước đó, vài phút sau khi phiên giao dịch xác định giá mở cửa (ATO) kết thúc, sắc đỏ đã bao trùm thị trường khi VN-Index có lúc giảm gần 30 điểm, lùi về mức 1.146 điểm và tuột đỉnh 1.180 vừa được tái lập trong phiên 22/3 sau 11 năm chờ đợi.

Theo giới phân tích, đà lao dốc chủ yếu do ảnh hưởng từ thị trường tài chính thế giới khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế lên đến 60 tỷ USD với hàng nhập khẩu Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ. Động thái của Trump cũng làm dấy lên lo ngại về chiến tranh thương mại toàn cầu, khiến nhà đầu tư thêm hoang mang.

Báo cáo mới đây của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt nhận định, VN-Index dễ rung lắc trong ngắn hạn do chạm đỉnh lịch sử. Nhưng nhìn chung xu hướng tăng trung hạn vẫn được duy trì tích cực nhờ nhóm cổ phiếu trụ cột. Lực bán đối với các mã lớn đang tạm thời gây áp lực đến quyết định “bơm vốn” thêm vào thị trường của nhà đầu tư.

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.