Thực trạng kinh tế Ukraine và tác động đến cuộc xung đột với Nga

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Xung đột ở Ukraine sẽ khiến phương Tây thiệt hại từ 5 đến 9 tỷ USD mỗi tháng. Nếu không có hỗ trợ tài chính, liệu Kiev có đi đến một thỏa thuận hòa bình với Nga?
Xung đột với Nga đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ukraine. Ảnh: AP
Xung đột với Nga đã gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Ukraine. Ảnh: AP

Theo báo Nezavisimaya Gazeta (Nga) mới đây, Kiev nguy cơ đối mặt với sự sụp đổ tài chính và chấm dứt sự phản kháng trước các lực lượng Nga trừ khi nguồn tài trợ trực tiếp hàng tháng từ phương Tây được tăng lên ít nhất 5 tỷ USD. Tổng thống Ukraine Zelensky ước tính khoản tài trợ bên ngoài cần thiết là 9 tỷ USD mỗi tháng. Các tổ chức xếp hạng quốc tế đã hạ xếp hạng tín nhiệm của nước này xuống mức trước vỡ nợ.

Thực trạng nền kinh tế Ukraine sau gần 6 tháng xung đột

Việc công ty nhà nước Naftogaz vỡ nợ và yêu cầu hoãn thanh toán các khoản nợ công nước ngoài đã trở thành dấu hiệu của tình trạng mất khả năng thanh toán tài chính hoàn toàn. Một số chuyên gia Nga cho rằng phương Tây sẽ tăng tài trợ cho Ukraine lợi ích kinh tế trong tương lai sau thất bại của Nga.

Tờ Financial Times (FT) của Anh giữa tuần trước đưa tin, Ukraine khẩn cấp cần hỗ trợ tài chính bổ sung, nếu không quốc gia này không thể tránh được một thảm họa kinh tế. Kiev sẽ không thể tiếp tục kháng cự quân sự nếu không tăng hỗ trợ tài chính vĩ mô lên 4-5 tỷ USD mỗi tháng, tờ báo lưu ý. Cho đến nay, hỗ trợ tài chính trực tiếp của phương Tây với Ukraine dao động từ 2,5 đến 3 tỷ USD mỗi tháng. Tuy nhiên, hiện tại sự trợ giúp này không còn đủ do sự sụp đổ của ngành công nghiệp, tài chính và việc giảm sản lượng lương thực.

FT dẫn các lập luận của nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraine Oleg Churiy cho biết, các biện pháp cũ nhằm ổn định kinh tế Ukraine đang mất tác dụng, nguồn dự trữ của Ngân hàng Quốc gia sụt giảm nhanh chóng. Đồng thời, Chính phủ Ukraine e ngại khi đưa ra quyết định tăng thuế và thuế quan trong bối cảnh nền kinh tế yếu kém. Kiev cũng không chắc chắn về các vấn đề chính sách tiền tệ. Chính phủ Ukraine không loại trừ "một số đợt giảm giá đồng tiền nội địa hryvnia" trong tương lai gần, điều này sẽ dẫn đến "chi phí nhập khẩu tăng hơn nữa" và làm tăng thêm nhu cầu hỗ trợ tài chính nước ngoài của Ukraine.

Dữ liệu hiện tại cho thấy xuất khẩu từ Ukraine giảm nhanh và thâm hụt cán cân thanh toán gia tăng. Theo Ngân hàng Quốc gia Ukraine, xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa lần lượt giảm 39,8% và 8,6%. Yếu tố chính khiến xuất khẩu giảm là xuất khẩu kim loại đen và kim loại màu giảm 64,2%. Xuất khẩu nhóm hàng thực phẩm giảm 6,1%, sản phẩm công nghiệp hóa chất - giảm 52,4%, gỗ và sản phẩm gỗ - giảm 13,2%, sản phẩm từ khoáng sản (kể cả quặng) - giảm 62,4%, sản phẩm kỹ thuật - giảm 47,5%. Thay vì thặng dư cán cân thanh toán trong năm ngoái, Ukraine đã bị thâm hụt 2,1 tỷ USD vào tháng 6/2022.

Ukraine đã yêu cầu hoãn hai năm thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Theo Viện Chính sách Ukraine, đến ngày 1/9/2022, Kiev phải trả 1,4 tỷ USD tiền lãi cho khoản nợ nước ngoài của mình. Các chủ nợ quốc tế đã đồng ý tạm ngừng trả nợ cho đến cuối năm 2023, với khả năng được gia hạn thêm một năm. Do đó, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch đã hạ xếp hạng của Ukraine xuống mức có khả năng vỡ nợ và không loại trừ việc hạ cấp xuống RD (không có khả năng thanh toán các khoản nợ). Lạm phát ở Ukraine sẽ đạt 30% vào cuối năm nay và có thể sẽ duy trì ở mức 20% vào năm 2023. Fitch cho rằng triển vọng cho một thỏa thuận chính trị là rất yếu.

Theo các quan chức Kiev, tổng chi ngân sách mỗi tháng vào khoảng 250 triệu hryvnia (khoảng 6,7 triệu USD), trong đó 130 triệu hryvnia là chi tiêu quân sự. Mức thâm hụt ngân sách hàng tháng của Ukraine nằm trong khoảng từ 5 đến 9 tỷ USD.

Các công ty quốc doanh Ukraine, đặc biệt là Naftogaz, cũng tuyên bố vỡ nợ. Naftogaz chính thức tuyên bố vỡ nợ đối với trái phiếu châu Âu (Eurobond) vì thiếu tiền và không có khả năng trì hoãn thanh toán.

Theo Ruslan Bortnik, người đứng đầu Viện Chính sách Ukraine, đến cuối năm, Kiev hy vọng sẽ nhận được tài trợ từ bên ngoài từ 16 tỷ đến 17 tỷ USD, nhưng ngay cả những khoản tiền này cũng sẽ không đủ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Phần thâm hụt sẽ được chi trả bằng việc phát hành thêm đồng hryvnia.

Tác động đến cuộc xung đột với Nga

Nguy cơ sụp đổ kinh tế của Ukraine và sự cần thiết phải hỗ trợ hàng năm từ phương Tây với số tiền từ 60 đến 100 tỷ USD tạo cơ hội cho việc chấm dứt xung đột với Nga. Tuy nhiên, các chuyên gia Nga đánh giá về vấn đề này khác nhau.

“Biên độ an toàn của các nền kinh tế lớn nhất ở phương Tây là rất cao. Họ có thể dễ dàng tồn tại khi mức sống của người dân giảm tương đối nhỏ. Hơn nữa, các chính trị gia phương Tây chắc chắn rằng Nga đang chịu tổn thất lớn hơn nhiều so với các nước trong liên minh phương Tây”, nhà khoa học chính trị Nga Sergei Markov nói, lưu ý rằng triển vọng chấm dứt xung đột với phương Tây dựa trên kinh tế là hoàn toàn không có cơ sở hiện nay.

Ông Markov lưu ý thêm: "Mặc dù, chúng ta sẽ chứng kiến ​​một loạt thay đổi chính phủ ở phương Tây, nhưng sự thay đổi này sẽ hầu như không ảnh hưởng đến việc ngừng duy trì đối đầu với Nga. Giới tinh hoa phương Tây sẽ gây áp lực lên Nga, để họ có thể bù đắp chi phí gấp nhiều lần bằng cách thiết lập quyền kiểm soát đối với nền kinh tế Nga".

Về phần mình, Vladimir Zharikhin, Phó Giám đốc Viện các nước SNG (Cộng đồng các quốc gia độc lập), đưa ra một cách nhìn khác về cuộc xung đột đang gây tốn kém cho tất cả các bên liên quan. Ông Zharikhin cho rằng "chi phí đối đầu gia tăng sớm hay muộn sẽ dẫn đến việc bắt đầu các cuộc đàm phán mang tính xây dựng với Nga".

Theo ông Zharikhin, điều đáng chú ý là các nước EU và Mỹ không vội vàng đáp ứng tất cả yêu cầu từ Kiev, cung cấp viện trợ với nhiều loại bảo đảm. Như một đại diện của cơ quan báo chí thuộc Ủy ban châu Âu cho biết, để phân bổ các khoản vay bổ sung cho Ukraine, EU cần một "tấm đệm an toàn", có thể là sự bảo lãnh từ các nước trong liên minh. Hiện không có quỹ nào trong ngân sách của EU cho hỗ trợ này và bất kỳ phân bổ khoản vay mới nào cho Ukraine đều phải đi kèm với mức bảo hiểm 70% do rủi ro gia tăng.

Trong khi đó, đại diện của Văn phòng Tổng thống Ukraine thông báo rằng Berlin đang ngăn chặn việc phân bổ hỗ trợ tài chính cho Kiev từ EU. “Ukraine đã nhận được 1 tỷ trong tổng số 9 tỷ euro hỗ trợ tài chính vĩ mô được thông qua theo quyết định của các nước EU. Chúng tôi dự kiến ​​sẽ nhận được 8 tỷ euro nữa. Thật đáng tiếc là, một số quốc gia EU, đặc biệt là Đức, đang ngăn chặn việc xem xét vấn đề này trong thời điểm hiện tại”, đại diện của ông Zelensky phàn nàn.

TIN LIÊN QUAN
Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...