Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau hai năm hoạt động nghiên cứu, phỏng dựng và ứng dụng Việt Cổ phục, Thủy Trung Nguyệt đã chính thức có triển lãm đầu tiên trong sự nghiệp. Người xem có thể ngắm nhìn, thậm chí mặc thử cổ phục của nhiều tầng lớp và vai trò khác nhau. Những hình ảnh xưa cũ tưởng chừng bị thời gian vùi lấp sẽ được tái hiện sống động, phần nào giúp công chúng đến gần hơn khái niệm “trang phục truyền thống dân tộc”, vượt khỏi những hiểu biết đã thành thói quen bao đời. 
Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn'

Trong hai năm, Nguyễn Nga (sn 2000), người sáng lập trẻ của thương hiệu Thủy Trung Nguyệt đã có trong tay một lượng khách hàng tương đối ổn định, tạo lập được vị trí nhất định trong cộng đồng những người yêu thích Việt cổ phục. Cô cũng là người đồng sáng lập dự án Đại Nam Chân ảnh, một đơn vị mới hướng đến việc phỏng dựng sát sao nhất có thể hình ảnh của người xưa dưới triều Nguyễn.

Bén duyên với họa sĩ Trương Thúy Anh, nữ chủ nhân của Không gian Nghệ thuật MU Lala (MU Lala Art space), Nguyễn Nga đã nhận được sự tài trợ và tiến hành mở triển lãm đầu tiên trong sự nghiệp của mình, dưới danh nghĩa Thủy Trung Nguyệt và Đại Nam Chân ảnh.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 1

Cái tên "Thủy Trung Nguyệt" không còn xa lạ với những người yêu thích cổ phục, đặc biệt là những người trẻ.

Các bộ trang phục trong triển lãm đều do Thủy Trung Nguyệt và Đại Nam Chân ảnh dày công nghiên cứu và phục dựng. Những phụ kiện đi kèm như hài, đồ trang sức, ô thì được sưu tầm từ các làng nghề, hoặc phỏng dựng, hay được mua lại từ nước ngoài sau nhiều năm lưu lạc. "Cũng có những món đồ mình phải bay vào tận trong Nam để lấy, vì người bán không đồng ý gửi bưu điện những đồ cổ vật [bởi tính an toàn trong khâu vận chuyển]," Nguyễn Nga nói. Cô cho biết, sản phẩm có niên đại lâu nhất trong số những món đồ mang đến là một chiếc quạt 80 năm tuổi và một chiếc ô 100 năm tuổi.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 2

Theo Nguyễn Nga, công chúng nói chung thường không biết nhiều về những câu chuyện phía sau từng chi tiết từng bộ cổ phục. Có những khách xem đã hỏi vì sao Đại Nam Chân ảnh không ứng dụng thêu trên thân áo của sản phẩm Bình Lĩnh để tăng phần bắt mắt, thay vì in chuyển nhiệt các mẫu hoa văn. Nguyễn Nga giải thích, sản phẩm này được phỏng dựng theo đại triều bào của Chánh Nhất phẩm Phu nhân Phan Thị Tiệp - Chánh thất của Đông Các Điện Đại học sĩ Cao Xuân Dục, một trong tứ trụ triều đình nhà Nguyễn. Trang phục của bà được dệt-giả-thêu (dệt mô phỏng những sợi chỉ) và dệt-cài-hoa (dệt đan xen hoa văn) trên nền đoạn bát ti, là sự đan xen của các sợi vải dệt tạo ra một đồ án hoa văn vô cùng kỳ công trên toàn bộ thân áo. Trong khi đó, phần cổ áo được thêu thật để giữ độ cứng và đính kim tuyến. Tuy nhiên, nghề dệt của Việt Nam đã bị mai một nhiều, những đơn vị còn hoạt động thì không sử dụng kiểu dệt cài hoa đáp ứng với nguyên mẫu. Nguyễn Nga hoàn toàn có thể ứng dụng kỹ thuật thêu, nhưng điều này sẽ phá vỡ hình ảnh lịch sử. Phương pháp số hóa đồ án gốc, sau đó in chuyển nhiệt trên nền chất liệu hiện đại chính là cách tiếp cận phiên bản gốc tốt nhất bây giờ. "Phần cổ áo thì được đặt thêu bởi thợ lành nghề tại làng Thường Tín," Nga nói thêm.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 3

Nguyễn Nga giới thiệu về câu chuyện của bộ Bình Lĩnh cho khách đến tham quan triển lãm.

Nguyên tắc của Thủy Trung Nguyệt là giữ bản lề truyền thống, luôn bám sát với trang phục cổ, không cắt ngắn hay sửa đổi trang phục chỉ để phù hợp với "nhu cầu vận động" hay tính thẩm mỹ của khách hàng. Tuy nhiên, Thủy Trung Nguyệt có những sáng tạo riêng trong cách phối màu sắc, tạo đồ án hoa văn được lấy cảm hứng từ xu hướng trẻ.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 4

Áo Nhật Bình “Bướm đỏ” lấy cảm hứng từ lễ phục của bậc Công chúa, kết hợp với hình tượng sáng tạo là bươm bướm và hoa, thay vì là phụng, loan thường thấy.

Để tìm được tư liệu cho các sản phẩm, Nguyễn Nga và bạn bè cô đã phải đọc rất nhiều sách, xem các tranh ảnh cổ, đến gặp nói chuyện và xin tư liệu của những nhà sưu tập, "cây đa cây đề" trong thế giới Việt cổ phục.

Đến với triển lãm lần này, Nguyễn Nga còn mang theo chiếc áo đầu tiên của Thuỷ Trung Nguyệt. Cô nhớ lại, ở thời điểm ban đầu, cả kiến thức về cổ phục cũng như tay nghề của bản thân đều hạn chế, sản phẩm đầu tiên ấy thua xa những tấm áo bây giờ. Tuy nhiên, chiếc áo vẫn được trân trọng gìn giữ như minh chứng quan trọng trong hành trình trưởng thành của Thủy Trung Nguyệt.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 5

Chiếc áo đầu tiên của Thủy Trung Nguyệt.

Bùi Hải My, thạc sĩ ngành Nghệ thuật, Văn hoá và Di sản tại Hà Lan, người từng lựa chọn một bộ áo tấc của Thủy Trung Nguyệt làm lễ phục tốt nghiệp chia sẻ: "Thầy cô mình khen nhiều, bạn bè cũng tò mò." My cho biết cô luôn ngưỡng mộ sự tâm huyết với cổ phục của Thủy Trung Nguyệt, đồng thời bày tỏ mong muốn sẽ ngày càng có nhiều người trẻ được truyền cảm hứng để ứng dụng Việt phục trong đời sống hàng ngày hơn.

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 6

Bùi Hải My (thứ hai từ phải sang) trong trang phục tốt nghiệp áo tấc của Thủy Trung Nguyệt.

Nhận xét về triển lãm của Thủy Trung Nguyệt tại không gian của MU Lala, họa sĩ Trương Thúy Anh nói: "Tôi rất quý trọng sự nhiệt huyết của các bạn trẻ như Nga. Ở độ tuổi ngoài 20, thay vì học tập vui chơi, Nga đã lựa chọn cho mình một con đường đặc biệt, điều này rất đáng được động viên."

Theo nhận định của nữ họa sĩ, mặc dù Nguyễn Nga và ekip của Thủy Trung Nguyệt vẫn còn chưa đạt đến độ "chín" và chuyên nghiệp như những đơn vị có tên tuổi lớn khác, nhưng chị không tiếc vì đã tài trợ cho các em: "Tôi cảm thấy Thủy Trung Nguyệt đã có một khởi đầu khá tốt, nhưng các em có thể tiến xa hơn nếu chịu khó kính nghiệp, đầu tư vào những khâu như tổ chức, truyền thông, marketing, và nghiên cứu để cho ra những thiết kế đẹp hơn nữa."

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 7

Ở độ tuổi 22, Nguyễn Nga đã chọn cho mình một con đường đặc biệt.

Nguyễn Nga bày tỏ: "Mình biết bản thân cũng còn nhiều thiếu sót và cần nỗ lực học hỏi nhiều hơn. Triển lãm này diễn ra trong quá trình mình đang phải chạy đồ án tốt nghiệp, nếu không có sự hỗ trợ của họa sĩ Trương Thúy Anh, rất khó để 'Trang phục Việt thời Nguyễn' có thể thành hình. Họa sĩ đã rất nhiệt tình, từ cung cấp không gian, địa điểm, tư vấn cách bài trí lẫn truyền thông cho sự kiện. Hy vọng rằng thông qua triển lãm, công chúng nói chung sẽ hứng thú và có một cái nhìn rõ ràng hơn về những trang phục này của Việt Nam. Cổ phục sẽ không chỉ 'sống' trong những cộng đồng, hội nhóm đặc biệt yêu thích chúng, mà sẽ có thể đi xa hơn và chạm đến tầm hiểu biết của nhiều người hơn nữa."

Thủy Trung Nguyệt: Khai mạc triển lãm 'Trang phục Việt thời Nguyễn' ảnh 8

Triển lãm diễn ra từ 10:00 - 18:00, 20/3-27/3 tại Mu Lala Art Space, 51/12 Ngõ Ao Nghè, Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội (vào cửa miễn phí).

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.