Tìm kiếm nạn nhân sau động đất tại Indonesia gặp khó do mưa lớn

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Lực lượng cứu hộ trên đảo Sulawesi lo ngại mưa lớn có thể gây ra hiện tượng sạt lở, gây khó khăn trong việc tìm kiếm các nạn nhân còn mắc kẹt trong đống đổ nát sau trận động đất vào cuối tuần qua.

Tìm kiếm nạn nhân sau động đất tại Indonesia gặp khó do mưa lớn

Đã có ít nhất 81 người thiệt mạng sau trận động đất mạnh 6,2 độ Richter hôm thứ Sáu tuần trước. Máy xúc và cần cẩu đã được triển khai khắp thành phố Mamuju bên bờ biển bị tàn phá, nơi các tòa nhà chỉ còn lại một đống đổ nát.

"Mưa lớn kết hợp với các dư chấn khiến việc tìm kiếm các nạn nhân càng trở nên khó khăn và nguy hiểm", Octavianto - một nhân viên cứu hộ, cho biết. "Nếu dùng máy móc nâng các mảnh vỡ lên quá nhanh cũng có thể khiến nhiều mảnh vụn đè chết những người sống sót. Tôi chưa tìm được ai còn sống trong đống đổ nát".

Các lực lượng cứu hộ đã nỗ lực vượt qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, cùng với đó là huy động chó nghiệp vụ để đánh hơi các nạn nhân.

“Chúng tôi cũng phải sử dụng khứu giác của chính mình để tìm kiếm nạn nhân”, Kustang Firman, người cứu hộ tại một bệnh viện cho biết. “Nếu có một mùi bất thường, chúng tôi sẽ tập trung vào vị trí đó”.

Trận động đất hôm thứ Sáu đã khiến nhiều người dân tại Mamuju hoảng loạn, nơi này từng bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất-sóng thần năm 2018 khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Ông Jumardi (50 tuổi), may mắn sống sót sau trận động đất và hiện đang trú ẩn cùng 6 thành viên trong gia đình, cho biết: “Chúng tôi nghe thấy một âm thanh ầm ầm và ngôi nhà bắt đầu rung chuyển. Tất cả những gì tôi nghĩ khi đó là cái chết".

Các nhà chức trách Indonesia chưa đưa ra con số chính xác về số người được giải cứu. Một cặp chị em đã được lôi ra khỏi một đống đổ nát và hiện đang được điều trị tại bệnh viện.

Các bác sĩ đã điều trị cho những bệnh nhân bị gãy tay chân và các vết thương khác tại một trung tâm y tế tạm bợ, được thiết lập bên ngoài bệnh viện duy nhất ở Mamuju còn tương đối nguyên vẹn.

Wawan, người bị vùi dưới nhà cho đến khi được hàng xóm giải cứu, cho biết anh không muốn tới bệnh viện cứu chữa, dù chân đã bị gãy, do lo sợ sẽ lại bị chôn vùi trong đó.

"Chỉ khi mọi người giải thích với tôi rằng họ đang điều trị cho bệnh nhân ngoài trời, tôi mới đồng ý", Wawan nhớ lại.

Raditya Jati, người phát ngôn của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Quốc gia, nói rằng ít nhất 1.150 ngôi nhà ở thành phố Majene, trong khi số liệu ở thành phố Mamuju lân cận vẫn đang được thu thập.

Dữ liệu của các nhà chức trách Indonesia cho biết gần 27.850 người sống sót đã được đưa đến nơi trú ẩn. Hầu hết họ đều đến những nơi trú ẩn tạm bợ đã bị ảnh hưởng bởi những trận mưa lớn. Chỉ một số ít may mắn được tá túc dưới những chiếc lều phủ bạt.

Người dân Mamuju hiện đang cạn kiệt thức ăn, chăn màn và đồ nhu yếu phẩm khác, trong khi các nguồn cung vẫn chưa được chuyển đến do tắc đường.

Nhiều người sống sót không thể trở về ngôi nhà bị phá hủy của họ, hoặc quá sợ hãi để quay trở lại.

“Tốt hơn là nên trú ẩn tại đây trước khi điều gì tồi tệ hơn xảy ra”, anh Abdul Wahab nói, bên trong túp lều của anh là người vợ cùng 4 đứa con. “Chúng tôi không thể quay trở lại nhà cũ".

Lo ngại dịch COVID-19 có thể bùng phát trong các khu trú ẩn, các nhà chức trách đã phải chia người dân thành hai nhóm nguy cơ cao và nguy cơ thấp.

Indonesia, một quần đảo Đông Nam Á với gần 270 triệu dân, đã phải hứng chịu một loạt các thảm họa thiên nhiên trong tuần này.

Lở đất gây ra bởi những mưa lớn đã giết chết ít nhất 32 người trên đảo Java, trong khi hàng chục người chết hoặc mất tích sau khi lũ lụt ập đến trên đảo Sulawesi.

Indonesia thường xuyên trải qua hoạt động địa chấn và núi lửa do nước này nằm trên "Vành đai lửa" Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến ​​tạo thường va chạm.

Năm 2018, một trận động đất 7,5 độ richter và một trận sóng thần tiếp theo ở thành phố Palu trên đảo Sulawesi khiến hơn 4.300 người chết hoặc mất tích.

Theo The Guardian
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?