Tình tiết mới về hung thủ sát hại cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Đối tượng Tetsuya Yamagami đã khai rằng hắn đã cố gắng chế tạo bom và nhiều loại súng trước khi ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.
Đối tượng Tetsuya Yamagami. (Nguồn: Twitter)
Đối tượng Tetsuya Yamagami. (Nguồn: Twitter)

Theo các nguồn tin điều tra ngày 10/7, đối tượng đã nổ súng vào cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, khiến ông qua đời 2 ngày trước, đã khai với cảnh sát về việc hắn cố gắng chế tạo bom.

Ngoài ra, đối tượng Tetsuya Yamagami cũng khai thêm rằng hắn "đã chế tạo nhiều loại súng."

Cảnh sát đã lục soát căn hộ của đối tượng này ở thành phố Nara - miền Tây Nhật Bản, tịch thu nhiều khẩu súng tương tự như loại vũ khí tự chế được tìm thấy tại hiện trường sau khi cựu Thủ tướng Abe bị bắn hôm 8/7.

Yamagami ngày 10/7 đã được đưa tới cơ quan công tố để điều tra vì tình nghi giết người.

Đề cập đến động cơ gây án, Yamagami khai nhận mẹ của hắn đã "đóng góp số tiền khổng lồ" cho một tổ chức tôn giáo và hắn có mối hận thù với nhóm này.

Theo Yamagami, nhóm tôn giáo này có liên quan tới cựu Thủ tướng Abe.

Yamagami khai rằng ban đầu có ý định tấn công người đứng đầu tổ chức tôn giáo này, song thay vào đó lại quyết định tấn công ông Abe.

Trước đó, cựu Thủ tướng Abe, 67 tuổi, đã bị bắn từ phía sau vào khoảng 11h30 ngày 8/7 (theo giờ Tokyo).

Ông đã ngã gục xuống đất sau hai tiếng súng, sau đó được đưa tới bệnh viện trong trạng thái không có dấu hiệu của sự sống. Chính trị gia này đã qua đời vào lúc 17h03 cùng ngày.

Theo bác sỹ, ông Abe có hai vết thương do súng bắn ở cổ và bị vỡ mạch máu tim. Các nhân viên y tế không thể cầm máu cho ông, vì thế, nguyên nhân tử vong dường như là do mất máu.

Nghi phạm Tetsuya Yamagami, năm nay 41 tuổi, từng phục vụ cho Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản trong 3 năm và hiện đang cư trú tại thành phố Nara.

Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.