Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Quách Thị Lan dừng chân ở vòng bán kết 400m rào nữ đã chính thức khép lại hành trình của đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tại Olympic Tokyo 2020. Điều khiến dư luận quan tâm lúc này là sau những chỉ trích nặng nề từng nhằm vào Ánh Viên và các đồng đội, báo giới nên có cách hành xử như thế nào khi đối mặt với những thành tích thể thao không như mong đợi.
Đoàn Thể thao Việt Nam tại Lễ khai mạc Olympic 2020.
Đoàn Thể thao Việt Nam tại Lễ khai mạc Olympic 2020.

Sự kỳ vọng lớn trước kỳ Olympic Tokyo 2020

Tuy đã có nhiều phân tích cho thấy khó khăn của hành trình chinh phục suất dự Thế vận hội của đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN), những cái tên nổi bật như Hoàng Xuân Vinh, Nguyễn Thị Ánh Viên, Thạch Kim Tuấn hay Hoàng Thị Duyên vẫn được báo giới tung hô, đặt nhiều kỳ vọng có thể làm nên chuyện tại sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.

Những mong đợi xuất hiện trên mọi phương tiện truyền thông đại chúng có tác dụng tạo ra sự phấn khích, niềm mong đợi từ phía khán giả. Việc đưa ra những dự đoán lạc quan cũng cổ vũ tinh thần cho các VĐV, phần nào giúp họ tăng thêm khí thế trước khi bước vào đấu trường đỉnh cao, so tài cùng các đối thủ ở đẳng cấp thế giới.

Nhưng có lẽ, ánh hào quang của sự kỳ vọng khiến chúng ta quên mất những vận động viên cũng phải loay hoay trong đại dịch.

Thực tế, đại dịch không chừa bất cứ một ai. Đoàn TTVN đã phải trải qua quãng thời gian vô cùng khó khăn vì những biện pháp giãn cách kéo dài. Kể từ năm ngoái, mọi kế hoạch tập luyện của giới thể thao nói chung bị đảo lộn, những giải thi đấu quan trọng có tác dụng đánh giá lại thực lực, xem xét lại chiến thuật thi đấu tại Olympic cũng liên tục bị hoãn, hủy. Bất kỳ ai trong đoàn thể thao Việt Nam ra nước ngoài thi đấu cũng phải dành thời gian trong các khu cách ly y tế sau khi trở về, khiến việc luyện tập bị ngắt quãng.

Chúng ta hẳn cũng chưa quên câu chuyện của Phúc Nghĩa, một trong 14 phóng viên thể thao, tháp tùng đội tuyển bóng đá Việt Nam tác nghiệp ở vòng loại thứ hai World Cup 2022 tại UAE. Không may, trong quãng thời gian tại đây, Nghĩa đã nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, và phải một mình ở lại UAE để điều trị. Rõ ràng, việc có thể tham dự những đấu trường khu vực không chỉ đem lại cho những người tham gia kinh nghiệm cọ xát, hay những trải nghiệm đáng nhớ, đi cùng chúng là những mối hiểm nguy dành cho toàn bộ đoàn thể thao, cũng như nỗi đau đáu bất an của người thân nơi quê nhà.

Khi mọi chuyện không như mong đợi, các VĐV là người hứng chịu mọi chỉ trích.

Ở hai nội dung 200m và 800m tự do nữ, kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên đã về cuối ở lượt bơi vòng loại, ghi nhận thành tích không bằng so với các giải đấu trước. Gương mặt mang vẻ thất thần của Ánh Viên đã được bắt trọn trong khung hình máy quay tại Thế vận hội.

Nhưng có lẽ Ánh Viên đã không ngờ được rằng chỉ khoảng 10 phút sau khi cô rời bể, trên mạng xã hội ở quê nhà là ngập tràn những bài viết, và kéo theo là những bình luận về việc cô “lập kỷ lục về bét”, việc lần thứ hai hy vọng vàng của bơi lội Việt Nam "gây thất vọng", "mang về thất bại" cho người hâm mộ.

Chỉ trong 10 phút, thật khó để người ta có thể bình tâm nhớ lại hành trang mà người con gái Cần Thơ mang theo đến Tokyo 2020. Trong hành lý của Ánh Viên lúc ấy, bên cạnh tư trang và đồ dùng thi đấu là một năm trời loay hoay bởi COVID: kết thúc khóa đào tạo tại Mỹ, không huấn luyện viên, thành tích đi xuống.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 1

Một niềm hy vọng khác được ca ngợi rất nhiều trước Thế vận hội là Thạch Kim Tuấn, với dự đoán có thể giúp Việt Nam giành tấm huy chương đầu tiên tại Tokyo 2020. Không hoàn thành muc tiêu tại Thế vận hội, cùng sự nhận định "thất bại thảm hại" của một số trang tin, đô cử cũng đã nhận được những bình luận có phần gay gắt của cư dân mạng. Anh bị phê phán từ tâm lý tới phong thái thi đấu, thành tích Thế vận hội bị lấy ra so sánh với các kỳ SEA Games và Asiad đã qua.

Mạnh tay bàn phím chỉ trích, nhưng không nhiều người nhận ra đằng sau tâm lý thi đấu không vững của Thạch Kim Tuấn và sau đó cả Hoàng Thị Duyên là hành trình vô cùng gập ghềnh để đến với Olympic. Cuối tháng 4/2020, sau khi tham dự vòng loại Thế vận hội tại Uzbekistan trở về, cả Thạch Kim Tuấn và Hoàng Thị Duyên buộc phải cách ly y tế trong gần 40 ngày. Sau thời gian cách ly tập trung dài ngày, khi trở về trung tâm huấn luyện, hai VĐV chỉ còn hơn một tháng để chuẩn bị tranh tài tại đấu trường lớn nhất hành tinh, nơi hội tụ những người nhanh nhất, cao nhất và khỏe nhất.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 2

Đô cử Thạch Kim Tuấn.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 3

Đô cử Hoàng Thị Duyên.

Những lời tiêu cực nhắm đến vận động viên là không cần thiết.

Trong một bài viết trên Guardian Sport Network, nhà báo James Willstrop đã kể câu chuyện về Nicol David, nữ VĐV quần vợt thành công nhất mọi thời đại, giữ vị trí số một thế giới và đã thi đấu hơn 100 tháng liên tiếp.

Nicol David đã tám lần vô địch ở các giải đấu danh giá nhất của môn quần vợt. Thế nhưng, khi cô gặp thất bại trước đối thủ không xứng tầm, các phương tiện truyền thông và dư luận đã “đóng đinh” Nicol trong thất bại.

James Willstrop phân tích rằng nếu chỉ đọc thông tin từ một bài báo, công chúng rất dễ có suy nghĩ rằng tại sao Nicol không đỡ được cú giao bóng đó. Họ không thể hiểu khi đứng ở vị trí của mình, Nicol đã trải qua những giây phút khó khăn như thế nào. “Đó là những lời chỉ trích không cần thiết. Nicol phải chịu đựng sự vô lý chỉ vì cô đang đứng trên đỉnh cao”, Willstrop viết.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 4

Nữ vận động viên quần vợt Nicol David. (Ảnh: The Edge Malaysia)

Quay trở về năm 2018, bất chấp một số thắng lợi của đội tuyển xứ kim chi tại World Cup 2018, một số người hâm mộ quá khích đã ném trứng sống về phía các cầu thủ Hàn Quốc sau khi họ đáp xuống sân bay. Việc xếp thứ ba ở bảng F, trên đương kim vô địch Đức vào năm đó không thể làm hài lòng tất cả những người hâm mộ.

Phát biểu tại buổi lễ, tiền đạo Son Heung Min bày tỏ: "Tôi xin lỗi những người hâm mộ vì chúng tôi không thực hiện được lời hứa của mình về việc bước vào vòng knock-out. Nhưng tôi cho rằng chúng tôi đã có được một chút gì đó hy vọng từ chiến thắng trước tuyển Đức. Nhưng chúng tôi sẽ không ngủ quên trên chiến thắng, và sẽ tiếp tục nỗ lực". Tiền đạo Son Heung Min đã liên tục nhìn vào phần lòng trứng chảy ra trên thảm đỏ và rưng rưng như sắp khóc, tài khoản Tavern of the Taeguk Warriors trên Twitter chia sẻ.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 5
Theo ghi nhận của hãng tin Yonhap (Hàn Quốc), tại lễ đón đội bóng diễn ra ở sân bay quốc tế Incheon, một số fan bất mãn đã ném trứng về phía các cầu thủ ngay trước khi buổi lễ bắt đầu.

Ở Việt Nam, sau khi đọc về những thông tin và bình luận mang nhiều phần châm biếm, mạt sát Ánh Viên, nữ hoàng dance sport Khánh Thi, người từng tranh tài tại các đấu trường lớn đã tỏ ra vô cùng bức xúc và phẫn nộ.

Khánh Thi chia sẻ, vơi tư cách là một người chơi thể thao chuyên nghiệp, cô cảm thấy bản thân mình cũng bị tổn thương khi đọc những bình luận về Ánh Viên. Thành tích thi đấu thể thao có thể thay đổi bởi nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan. Các VĐV luôn cần sự cổ vũ để vượt qua những lần thất bại và vươn lên, nỗ lực hơn nữa để chạm đến thành công.

Một lần thất bại có thể là một điểm dừng ngắn trong sự nghiệp, nhưng chắc chắn không phải là một lý do, một thời điểm thích hợp để báo giới hay công chúng, dù là vô tình, đẩy các VĐV xuống bờ vực của tổn thương về mặt tinh thần.

Sự việc xảy ra với Ánh Viên hôm nay rất có thể khiến nữ kình ngư lo lắng khi nghĩ đến chính bản thân mình mai sau, nếu lỡ thành tích không được như mong muốn. Với những VĐV có tâm lý vững vàng, những chỉ trích có thể là động lực để họ bật lên. Ngược lại, có thể trở thành một nỗi ám ảnh lâu dài, thậm chí khiến họ từ bỏ.

Tokyo 2020: Để cái kết vẫn có thể mở ra nhiều hy vọng ảnh 6

Sự thất bại là một phần tất yếu trong cuộc sống. Dù có là các VĐV đỉnh cao cho tới những cá nhân bình thường, đều có lúc nếm trải cảm giác thất bại trong nghề nghiệp. Đứng trước sự thất vọng, mỗi người sẽ có những cách phản ứng khác nhau. Có người đưa ra những bình luận tiêu cực, chỉ trích và đổ lỗi. Cũng có người đưa ra kết luận trên tinh thần của sự góp ý mang tính xây dựng.

Việc xử lý cảm giác tiêu cực khi đứng trước một vấn đề không được như kỳ vọng không chỉ là việc giúp mỗi người đạt được trạng thái bình ổn trong tâm hồn. Mà cao hơn, nó còn giúp chúng ta suy xét, nhìn nhận kỹ càng, tránh đưa ra những nhận định chủ quan, cảm tính làm tổn thương, phủ nhận những nỗ lực của người khác.

Mặt khác, khi báo giới đưa tin về những thành tích thi đấu, nhất thiết cần tránh định hướng dư luận trở nên khắc nghiệt, khơi mào những tranh luận không đáng có, gián tiếp tạo nên áp lực một cách tiêu cực cho VĐV. Bản thân họ, hơn ai hết, đã biết rất rõ về những kỳ vọng của mọi người, và những nuối tiếc của bản thân khi nhìn giấc mơ huy chương rơi khỏi tầm với.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.