Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến

Kể từ khi phát động cuộc chiến chống IS, Mỹ và liên minh đã thực hiện gần 1.000 cuộc không kích vào sào huyệt của nhóm khủng bố. Cùng với đó, sự gia tăng đồng minh IS, dân tị nạn và những vụ hành quyết con tin đẫm máu là những gì xuất hiện sau hơn 2 tháng Tổng thống Obama tuyên bố tiêu diệt IS.
Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến

Gần 1.000 cuộc không kích IS được Mỹ và liên minh triển khai

Ngày 8/8/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên chiến với Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq. Sách lược mà Mỹ lựa chọn là không kích.

Liên minh chống nhóm khủng bố IS do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện hơn 500 cuộc không kích xuống các cứ điểm ‘huyết mạch’ của IS ở Iraq bắt đầu từ ngày 8/8/2014.

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 1

Máy bay cường kích A-10 do Mỹ triển khai trong các cuộc

không kích IS

Trong khi đó, Mỹ, Bahrain, Jordan, Qatar, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã thực hiện hơn 400 cuộc không kích xuống các cứ điểm của IS tại Syria từ ngày 23/9/2014.

Riêng đối với Mỹ, nước này đã thực hiện 9 cuộc tấn công nhằm thẳng vào phiến quân Khorasan, một nhánh của al-Qaeda có trụ sở tại phía tây thành phố Aleppo, nhằm triệt tiêu âm mưu tấn công chống lại phương Tây.

Anh cũng thực hiện các cuộc không kích đầu tiên nhằm vào IS tại Iraq vào ngày 30/9 – bốn ngày sau khi Quốc hội nước này phê chuẩn hành động quân sự chống IS.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lường trước được sự việc và thông báo với các nước liên minh chống IS rằng cuộc chiến này không thể kết thúc trong ‘một sớm một chiều’.

Địa điểm 'huyết mạch' Mỹ nhắm vào IS

Tổng thống Obama tuyên bố sẽ phá hủy 12 nhà máy lọc dầu của IS tại Syria bằng các cuộc không kích trong suốt đêm ngày 24/9 nhằm cắt đứt nguồn tài trợ chính của nhóm này.

Theo Bộ Tư lệnh Mỹ, để thực hiện sứ mệnh này, Mỹ và liên minh đã sử dụng hàng loạt chiến đấu cơ tối tân nhằm vào các địa điểm đã định sẵn ở các vùng của Syria như Mayadin và Hassakeh.

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 2

Các nhà máy lọc dầu của IS bị Mỹ tấn công

Cùng với máy bay và các tên lửa của Mỹ, thì Arab Saudi, Bahrain, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và Jordan cũng tham gia chiến dịch không kích IS ở Syria. Bỉ và Hà Lan cam kết phái 6 máy bay ném bom F-16 tới Iraq. Hà Lan cũng sẽ triển khai 250 lính và 130 huấn luyện viên tới Iraq.

Ước tính, mỗi ngày nhà máy lọc dầu của IS sản xuất được 300 thùng dầu và 500 thùng xăng, giúp phiến quân ‘đút túi’ 2 triệu USD mỗi ngày.

Đọc tại: Mỹ điều hàng loạt máy bay cường kích dội bom xuống IS

Theo giới quân sự Mỹ, các cuộc không kích của Mỹ, Arab Saudi và UAE trong đêm 24/9 khiến 19 người thiệt mạng, trong đó có 14 phần tử khủng bố và 5 dân thường.

Trước đó, ngày 23/9, Mỹ và liên minh vừa tiến hành đợt không kích đầu tiên nhằm vào sào huyệt của IS ở Syria. Ít nhất 20 mục tiêu ở Raqqa và khu vực xung quanh đã bị lực lượng không quân Mỹ truy quét.

Chiến trường ‘huyết mạch’ Mosul Dam

Một trong những chiến trường quan trọng mà Mỹ lên kế hoạch tấn công hồi giữa tháng 8/2014 là Mosul Dam (đập Mosul).

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 3

Kobane - Thành phố biên giới của Syria và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo phân tích của Washington, Mosul Dam là địa điểm chiến lược của IS, nơi phiến quân cất giữ các kho vũ khí, đạn dược, máy bay chiến đấu...

Tuy nhiên, sau các cuộc không kích vào cuối tháng 8, Mosul Dam hiện được chiến binh người Kurd tại Iraq nắm giữ.

Sau khi bị đánh chiếm Mosul Dam, IS tiếp tục chiếm đập lớn thứ hai của Iraq là Haditha (cách thủ đô Baghdad 240 km về phía tây bắc). Tuy nhiên, không lâu sau đó, Mỹ và liên minh đã ‘quét sạch’ khu vực này, không còn một bóng phiến quân IS.

Sự bành trướng của IS

Trước các cuộc không kích dữ dội của Mỹ và liên minh, IS vẫn tiếp tục chiếm giữ được những vị trí quan trọng và rộng lớn ở Syria và Iraq, kéo dài từ thành phố Aleppo (ở Syria) đến tỉnh Diyala (ở Iraq).

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 4

Sự đóng chiếm của IS từ Syria đến Iraq

Tại Syria, các chiến binh Hồi giáo đã bao vây toàn thị trấn Kobani, nơi chúng đang phải đối đầu với các chiến binh người Kurd.

Theo Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), IS đang sở hữu khoảng 31.000 máy bay chiến đấu đặt tại các căn cứ ở Iraq và Syria. Và khoảng 12.000 tay súng đến từ 80 quốc gia khác nhau đã đến đầu quân cho IS.

Các phần tử khủng bố đi theo IS phần lớn đến từ các nước như Jordan, Arab Saudi, Tunisia, Trung Quốc, Indonesia, Canada, Pháp, Australia...

Giới quan chức Australia lo ngại, ít nhất 60 công dân nước này đã gia nhập cái gọi là nhóm chiến binh thánh chiến ở Syria và miền bắc Iraq.

Đọc tại: IS nắm giữ 46 trại huấn luyện khủng bố và sự bất an của phương Tây

Riêng về kho vũ khí của IS, theo báo cáo mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, nhóm khủng bố IS sở hữu kho vũ khí, đạn dược và phương tiện chuyên chở đủ để tiến hành cuộc chiến với Syria và Iraq trong 2 năm.

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 5

Xe tăng T-72

Kho vũ khí của nhóm này bao gồm xe tăng T-72 và T-55, xe bọc thép Humvees (do Mỹ sản xuất), súng máy, lựu pháo tầm ngắn, tên lửa vác vai (đánh cắp từ quân đội Iraq và Syria) và kho đạn dược khổng lồ.

Nguy hiểm hơn, nhiều chuyên gia đang cảnh báo khả năng IS sẽ sử dụng vũ khí sinh học (với loại hóa chất tự sản xuất riêng) hoặc các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Hàng triệu người tị nạn

Khoảng 3,2 triệu người phải rời bỏ quê hương (Syria) để chạy sang các nước láng giềng tị nạn và sống trong cảnh lưu vong, đói khổ trong khi cuộc Nội chiến Syria và cuộc chiến chống khủng bố IS vẫn hàng ngày diễn ra ác liệt.

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 6

Số dân tị nạn Syria chạy sang nước ngoài

Tổng quan về cuộc chiến chống IS sau 2 tháng kể từ ngày Tổng thống Obama tuyên chiến - anh 7

Đoàn người tị nạn Syria

Phần lớn dân tị nạn chạy sang Lebanon, Iraq để lánh nạn. Số còn lại chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Jordan...

Hiện nay, sau nhiều tháng viện trợ lương thực cho 1,7 triệu người tị nạn Syria, Chương trình Lương thực Liên Hợp Quốc đã đột ngột dừng chương trình vì lý do khủng hoảng ngân sách.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.