Cụ thể, ông Joe Biden cho rằng đó là một "sai lầm lớn" khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã không tham dự hội COP26, nơi hơn 120 nhà lãnh đạo thế giới đã dành 2 ngày để thảo luận về cách hạn chế nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 1,5 độ C.
"Chúng tôi đã xuất hiện. Nhưng họ thì không. Đây là một vấn đề trọng đại còn họ chọn cách rũ bỏ trách nhiệm", ông Biden chỉ trích sự vắng mặt của lãnh đạo Trung Quốc và Nga.
Trước thềm hội nghị COP26, Trung Quốc đã đưa ra một kế hoạch cắt giảm khí thải khiến nhiều nhà phân tích thất vọng. Theo kế hoạch, nguồn phát thải lớn nhất thế giới sẽ khiến lượng khí thải đạt đỉnh vào năm 2030 và đạt mức phát thải ròng về 0 vào năm 2060.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra quan điểm về việc tái gia nhập “liên minh tham vọng cao” của các nước phát triển và đang phát triển nhằm đảm bảo giới hạn 1,5 độ C được đưa vào thỏa thuận khí hậu Paris 2015.
Tuy nhiên, ông Biden cũng khẳng định không mong muốn xung đột với Trung Quốc và cho biết ông có thể có lập trường mềm mỏng hơn nếu Trung Quốc tăng cường các biện pháp về khí hậu.
“Đây là sự cạnh tranh, không phải xung đột. Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu là một cơ hội kinh tế", ông Biden nói.
Những lời nói của Biden trong cuộc họp báo phản ánh lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc tại hội nghị COP26. Các nước phát triển muốn nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hành động quyết liệt hơn, trong khi các nước đang phát triển lo sợ mục tiêu 1,5 độ C sẽ trượt ngoài tầm với nếu không có hành động giảm một nửa lượng khí thải trong thập kỷ này.
Trưởng phái đoàn của Trung Quốc tại COP26, ông Xie Zhenhua, lại cáo buộc các nước phát triển đã khiến phần còn lại của thế giới thất vọng do không cắt giảm lượng khí thải đủ nhanh và không cung cấp cho các nước đang phát triển 100 tỷ USD mỗi năm để cắt giảm khí thải và đối phó với tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Trung Quốc dù không nhận viện trợ tài chính về khí hậu nhưng coi mình là nước bảo vệ lợi ích của các quốc gia đang phát triển.