"Chúng tôi đã nói rõ rằng nếu Mỹ một lần nữa đi theo kịch bản cũ không liên quan gì đến phương pháp tính toán mới, thì các thỏa thuận giữa Triều Tiên và Mỹ có thể chấm dứt ngay lập tức. Xác định cách giải quyết vấn đề, số phận của cuộc đối thoại Mỹ-Triều trong tương lai phụ thuộc vào thái độ của họ và cuối năm nay là hạn chót ", tuyên bố được công bố bởi Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA).
Mỹ đã bác bỏ tuyên bố của Triều Tiên rằng các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa vào thứ Bảy không thành công, khi Bộ Ngoại giao nước này chỉ ra một số sáng kiến mới có thể giúp đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán.
"Mỹ đang đánh lừa dư luận, khăng khăng rằng họ đã có một cuộc thảo luận tuyệt vời với phía Triều Tiên. Các cuộc đàm phán gần đây đã khiến chúng tôi hoài nghi về ý chí chính trị của Mỹ để cải thiện quan hệ song phương và khiến chúng tôi phải suy nghĩ liệu họ có đang lợi dụng điều này để làm thỏa mãn lợi ích của mình", Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết.
Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi phái đoàn Triều Tiên do nhà ngoại giao Kim Myong Gil dẫn đầu đã tiến hành các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa ở cấp độ làm việc với phái đoàn Mỹ do đặc phái viên Stephen Biegun dẫn đầu. Đây là những cuộc hội đàm đầu tiên kể từ hội nghị thượng đỉnh cấp cao Mỹ-Triều diễn ra tại Hà Nội vào tháng 2.
Tuy nhiên, không đợi cuộc đàm phán kết thúc, các nhà ngoại giao Triều Tiên đã rời khỏi địa điểm họp, sau đó ông Kim Myong Gil nói rằng các cuộc đàm phán với Mỹ đã thất bại. Theo các nhà ngoại giao Triều Tiên thì Mỹ đã ra về tay không.
Các cuộc đàm phán được cho là tập trung vào việc đạt được tiến bộ trong việc thực hiện thỏa thuận đạt được trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên đầu tiên tại Singapore vào tháng 6 năm 2018. Thỏa thuận bao gồm một loạt các nghĩa vụ nhằm thiết lập quan hệ song phương mới, đạt được hòa bình và nỗ lực hướng tới toàn diện phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Triều Tiên đặt hạn chót đàm phán với Mỹ tới cuối năm
(Ngày Nay) - Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã cảnh báo Mỹ rằng nếu Washington không từ bỏ "chính sách thù địch" đối với Bình Nhưỡng và không đề xuất một giải pháp thực tế cho quá trình phi hạt nhân hóa vào cuối năm nay, Bình Nhưỡng sẽ không tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán.
Theo Sputnik