Trung Quốc "đòi" UNESCO công nhận di sản văn hóa trên biển Đông

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc là gộp biển Đông vào hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa Con đường tơ lụa của 9 thành phố thuộc 6 tỉnh của Trung Quốc…
Trung Quốc "đòi" UNESCO công nhận di sản văn hóa trên biển Đông
Trung Quốc "đòi" UNESCO công nhận di sản văn hóa trên biển Đông - anh 1

Trung Quốc lại mưu đồ dùng phương thức khảo cổ xác tàu đắm làm cớ nhằm độc chiếm biển Đông.

Theo Xinhua, Trưởng Phòng Di sản Văn hóa tỉnh Hải Nam, ông Wang Yiping, nói rằng, trong 2 năm tới, Trung Quốc sẽ khai quật những xác tàu đắm xung quanh quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam).

Ông Wang nói những vật liệu xây dựng bằng đá và đồ chạm khắc thời nhà Thanh đã được phát hiện ở khu vực này. Trung Quốc cho rằng, các vật liệu trên có thể được người Hoa di cư mang theo trên những con tàu bị đắm. Những người này có thể đã xây dựng nhà cửa, đền miếu theo truyền thống Trung Hoa tại nơi cư trú ở khu vực Đông Nam Á.

Cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà Trung Quốc lập trái phép năm 2012 hòng quản lý quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã đưa một số đảo vào chương trình bảo tồn từ đầu năm 2014. Ông Wang nói rằng, Trung Quốc thường thăm dò khảo cổ xung quanh quần đảo Hoàng Sa và sẽ triển khai ở quần đảo Trường Sa (của Việt Nam).

“Trung Quốc có kế hoạch thành lập một cơ sở khảo cổ quốc gia dưới nước, một trạm làm việc và một bảo tàng liên quan biển Đông, nhằm bảo vệ Con đường tơ lụa trên biển, giúp đưa khu vực này vào danh sách Di sản thế giới do UNESCO công nhận”, ông Wang tuyên bố.

Trung Quốc đang ra sức chứng minh con đường buôn bán trên xuất hiện từ thời nhà Tần và Hán, khởi phát từ tỉnh Phúc Kiến đi qua biển Đông và Ấn Độ Dương vươn tới Địa Trung Hải.

Mưu đồ thâm hiểm của Trung Quốc là gộp biển Đông vào hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa Con đường tơ lụa của 9 thành phố thuộc 6 tỉnh của Trung Quốc…Giám đốc Sở Văn hóa tỉnh Hải Nam, ông Zhu Hansong, nói rằng, Hải Nam sẽ dẫn đầu 6 tỉnh thúc đẩy vấn đề này.

Ông Zhu khẳng định, việc đăng ký di sản thế giới là cơ sở để bảo vệ và phát triển khảo cổ ở biển Đông và hy vọng thế giới sẽ thừa nhận (!?). Xinhua đưa tin, cơ quan di sản văn hóa Trung Quốc đã xác định 136 địa điểm dưới lòng biển Đông kể từ khi họ khởi xướng sáng kiến bảo vệ vào năm 1990.

Trong khi đó, trang tin Rappler (Philippines) dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi phát biểu trong cuộc họp báo ngày 10/7 tại Bắc Kinh: “Nếu không có sự cho phép từ phía Trung Quốc, hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt của bất kỳ công ty nước ngoài nào trên vùng biển mà Trung Quốc có quyền pháp lý đều phi pháp và vô giá trị”.

Phát ngôn ngang ngược này liên quan việc Trung Quốc chỉ trích việc Philippines hôm 9/7 gia hạn thêm một năm cho công ty dầu khí Forum Energy của Anh thăm dò, khai thác dầu khí ở khu vực Bãi Cỏ Rong (tên quốc tế là Reed Bank, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Ông Hồng vẫn khăng khăng luận điệu phi lý rằng, Trung Quốc “có chủ quyền không thể tranh cãi” với quần đảo Trường Sa, cũng như các vùng biển xung quanh.

Trung Quốc phản ứng khi Forum Energy xác nhận hôm 9/7 rằng, Bộ Năng lượng Philippines đã đồng ý với đề nghị gia hạn hợp đồng dịch vụ với doanh nghiệp này. Forum Energy thông báo rằng, thời hạn hoàn tất giai đoạn hai của hợp đồng thăm dò là 15/8/2016.



Báo Nhật Japan Times hôm qua đưa tin, tướng Herbert Carlisle, Tư lệnh không quân Mỹ tại Thái Bình Dương, ngày 13/7 cảnh báo, căng thẳng tại châu Á-Thái Bình Dương đang leo thang và sơ suất đang ngày càng dễ xảy ra. Phát biểu với báo giới tại căn cứ không quân Yokota ở tây Tokyo, ông Carlisle nêu rõ, căng thẳng đang dâng cao trong khu vực, khi Trung Quốc gia tăng các tuyên bố chủ quyền tại biển Đông và biển Hoa Đông.

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.