Trung Quốc kiên định với chính sách 'zero COVID-19'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chuyến du lịch 3 ngày tới sa mạc Gobi của Wang Lijie, một du khách tới từ Bắc Kinh, đã trở thành thảm họa khi anh nằm trong số 9.000 du khách phải cách ly suôt 3 tuần, sau khi các nhà chức trách phát hiện các ca mắc COVID-19 tại khu vực Ngạch Tể Nạp (thuộc khu tự trị Nội Mông).
Trung Quốc kiên định với chính sách 'zero COVID-19'

Trong khi nhiều quốc gia chọn cách sống chung với dịch bệnh bằng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, chính phủ Trung Quốc vẫn kiên định với mục tiêu "zero COVID-19" (đưa số ca mắc về mức 0).

Nước này đã tăng cường hàng loạt các biện pháo như phong tỏa quyết liệt, xét nghiệm hàng loạt và cách ly tập trung, dù đã có tới 77% trong số 1,4 tỷ người dân được tiêm đủ hai mũi vaccine.

“Chi phí chống dịch hiện khá cao, nhưng nếu áp dụng chính sách thả lỏng, thì cái giá còn cao hơn nhiều”, ông Zhong Nanshan, chuyên gia y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây.

Tác động tiêu cực của việc chống dịch quyết liệt không thực sự phổ biến, nhưng hoàn toàn không thể đoán trước. Những du khách không may mắn có thể đến nơi có ca mắc, giống như trường hợp của Wang Lijie. Một số cư dân Bắc Kinh khác đã phàn nàn trên mạng về việc họ không được trở về nhà dù đã có lý do đi công tác.

Ngoài ra, quy định phòng dịch cũng có thể ảnh hưởng đến cả các doanh nghiệp đang phát triển mạnh. Chuỗi nhà hàng lẩu nổi tiếng Haidilao mới đây đã quyết định đóng cửa 300 nhà hàng một phần vì đại dịch và đang thu hẹp kế hoạch mở thêm 1.200 cơ sở mới.

Nhưng đối với các nhà chức trách ở Bắc Kinh, việc kiểm soát dịch bệnh luôn mang nặng tính chính trị. Các quan chức Trung Quốc luôn chú trọng vào chú trọng vào việc giữ cho số ca mắc mới và tử vong ở mức cực thấp. Thậm chí người phát ngôn Bộ Ngoại giao gọi nỗ lực chống dịch của Mỹ là “thất bại toàn diện”.

Giới khoa học Trung Quốc có rất ít tiếng nói trong việc nhận định chính sách chống dịch của chính phủ. Khi Zhang Wenhong, một bác sĩ nổi tiếng tại Thượng Hải, đề cập tới viễn cảnh sống chung với dịch bệnh, ông đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ chính giới và bị vướng vào một cuộc điều tra đạo văn.

Nhưng ông Gao Fu - người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc, gần đây đã để ngỏ khả năng rằng nước này có thể mở cửa khi đã đạt tỷ lệ tiêm chủng 85%.

Trong 3 tuần rưỡi qua, Wang Lijie đã trả qua 18 lần xét nghiệm. Tuy nhiên Wang không muốn giữ lấy cảm giác tiêu cực. Anh bắt đầu làm việc từ xa và đã làm một vlog ghi lại cuộc sống hàng ngày của mình với các cư dân vùng Nội Mông.

“Bất kể bạn đã hy sinh thời gian hay bao nhiêu tiền bạc, đối mặt với mạng sống, với sức khỏe, những điều đó đều không đáng nói. Vì sức khỏe của mọi người, vì xã hội ổn định hơn, một số người đã phải hy sinh”, Wang khẳng định.

Khác với Trung Quốc, nhiều quốc gia đã chuyển sang trạng thái sống chung với dịch, đặc biệt là khi các biến thể mới liên tục xuất hiện và vaccine không thể ngăn chặn hoàn toàn sự lây nhiễm.

Đáng chú ý nhất là New Zealand, quốc gia từ lâu đã theo đuổi cách tiếp cận giống Trung Quốc, tháng trước đã công bố một kế hoạch thận trọng nhằm giảm bớt các quy định phòng dịch, bất chấp các ca mắc mới vẫn gia tăng. Australia, Thái Lan và Singapore từng hạn chế nghiêm ngặt hoạt động đi lại, cũng đã bắt đầu mở cửa biên giới.

Dale Fisher, giáo sư tại trường y của Đại học Quốc gia Singapore cho biết: “Hoàn toàn không thực tế khi nghĩ rằng dịch bệnh có thể được khống chế về mức 0."

Nhưng ngay cả khi chỉ có một tỷ lệ nhỏ người mắc COVID-19 phải nhập viện, đó có thể là một vấn đề tại Trung Quốc, vốn có dân số khổng lồ và sẽ đặc biệt phức tạp đối với một chính phủ từ đầu đã chú trọng đến các thành quả chống dịch.

Chuyên gia Yanzhong Huang từ viện nghiên cứu Hội đồng Quan hệ Đối ngoại chỉ ra rằng các nhà lãnh đạo, các học giả và giới chức y tế Trung Quốc luôn tỏ ra cực kỳ thận trọng, ngay cả một sơ hở nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy cơ bùng phát trên toàn quốc.

Một số ví dụ tiêu biểu về chính sách chống dịch quyết liệt của Trung Quốc đó là trường hợp của Thụy Lệ - thành phố giáp ranh Myanmar và là một ổ dịch khó kiểm saost của tỉnh Vân Nam.

Video về bé trai 21 tháng tuổi tại Thụy Lệ đã trải qua 78 lần xét nghiệm đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc.

Xu - một cư dân sống tại Thụy Lệ, cho biết ông không nhớ nổi đã trải qua bao nhiêu lần xét nghiệm. Lệnh phong tỏa cũng đã khiến công việc bán ngọc bích từ Myanmar của ông Xu hoàn toàn "đóng băng".

Vào cuối tháng 10, chính quyền Thụy Lệ đã thông báo hỗ trợ 1.000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu đồng) cho những cư dân đang trải qua khó khăn trong giai đoạn phong tỏa, đồng thời cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoãn thanh toán khoản vay.

Theo AP
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.