Trung Quốc sẽ sản xuất 3 tỷ liều vaccine COVID–19 vào cuối năm

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo giới chức y tế Trung Quốc, việc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của nước này dự kiến ​​sẽ đạt 3 tỷ liều vào cuối năm nay.
Trung Quốc sẽ sản xuất 3 tỷ liều vaccine COVID–19 vào cuối năm

Tại một hội nghị tổ chức tại thành phố Thành Đô cuối tuần qua, ông Zheng Zhongwei - quan chức Ủy ban Y tế Trung Quốc, cho biết trong nửa cuối năm nay, việc sản xuất vaccine ngừa COVID-19 hoàn toàn có khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tiêm chủng cho 40% dân số vào cuối tháng 6, nhưng hiện vẫn chưa thể đi đúng lộ trình, một phần do thiếu hụt nguồn cung.

Tuy nhiên, các công ty dược phẩm Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng dây chuyền để đẩy nhanh việc sản xuất vaccine nhằm đáp ứng nhu cầu.

Công ty dược phẩm Sinovac đã tăng gấp đôi công suất từ ​​1 tỷ liều vào tháng 2 lên 2 tỷ liều sau khi hoàn thành dây chuyền sản xuất thứ ba trong tháng này, theo thông báo của công ty.

Trong khi đó, công ty Sinopharm dự kiến ​​sản xuất 1 tỷ liều vaccine trong năm nay và hy vọng sẽ mở rộng, nâng công suất lên 3 tỷ liều trong tương lai. Theo kết quả công bố, vaccine của của công ty này có hiệu quả 79%.

Vào cuối tháng 3, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc cho biết nước này hiện đang sản xuất 5 triệu liều vaccine COVID-19 mỗi ngày.

"Tính đến nay, đã có hơn 250 triệu liều vaccine do Trung Quốc sản xuất được sử dụng trên toàn thế giới và mức độ an toàn của các loại vaccine này đã được kiểm chứng", ông Zheng Zhongwei nói.

Cũng tại hội nghị này, giám đốc CDC Trung Quốc Gao Fu thừa nhận rằng mức độ bảo vệ của vaccine Trung Quốc cung cấp là "tương đối thấp" và cho biết mọi người có thể được tiêm hỗn hợp vaccine trong tương lai.

Hôm thứ Bảy, hãng dược phẩm Sinopharm thông báo vaccine tái tổ hợp của họ đã được cấp phép cho các thử nghiệm lâm sàng.

Theo Sinopharm, vaccine tái tổ hợp của họ sử dụng kỹ thuật di truyền để phát triển protein đột biến được tìm thấy trong virus SARS-CoV-2 và khi được tiêm vào cơ thể, nó sẽ kích thích hệ thống miễn dịch phát hiện ra mầm bệnh, từ đó tạo ra các kháng thể.

Công nghệ tái tổ hợp là một phương pháp hoàn thiện và thích hợp cho sản xuất với quy mô lớn. Công ty này cũng cho biết sản phẩm không chứa bất kỳ virus sống hoặc vật liệu lây nhiễm nào, đồng nghĩa với việc nó không yêu cầu mức độ an toàn sinh học cao.

Các loại vaccine khác của Trung Quốc, bao gồm cả vaccine do Sinopharm hay Sinovac sản xuất, sử dụng virus khử hoạt tính đã bị loại bỏ hoặc biến đổi để chúng không thể lây nhiễm sang người, một quy trình đòi hỏi mức độ an toàn sinh học cao hơn.

Theo SCMP
Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.