Trung Quốc và Canada trao đổi 'con tin ngoại giao'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hôm thứ Bảy, giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu đã trở về Trung Quốc, kết thúc cuộc tranh chấp dẫn độ kéo dài gần 3 năm. Cùng ngày, hai công dân Canada bị Trung Quốc giam giữ hơn 1.000 ngày cũng đã trở về nhà, động thái này nhiều khả năng sẽ giúp cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc, Mỹ và Canada.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu được trả tự do về Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu được trả tự do về Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Bà Mạnh Vãn Chu, con gái của người sáng lập Huawei Technologies Nhậm Chính Phi, đã được phép về Trung Quốc sau khi đạt được thỏa thuận với các công tố viên Mỹ hôm thứ Sáu để kết thúc một vụ án gian lận ngân hàng.

Việc Mỹ yêu cầu Canada dẫn độ bà Mạnh đã là nguồn cơn của mối bất hòa giữa Bắc Kinh và Washington, phía Trung Quốc khẳng định vụ dẫn độ phải được hủy bỏ để giúp chấm dứt thế bế tắc ngoại giao song phương.

Ở chiều ngược lại, hai công dân Canada bị chính quyền Trung Quốc bắt giữ - Michael Kovrig và Michael Spavor - đã được Thủ tướng Justin Trudeau chào đón trên đường băng sau khi máy bay hạ cánh.

"Các bạn đã thể hiện sức mạnh, khả năng phục hồi và sự kiên trì đáng kinh ngạc", ông Trudeau tuyên bố trên Twitter. "Hãy biết rằng người Canada trên khắp đất nước sẽ tiếp tục ở đây vì các bạn."

Trung Quốc và Canada trao đổi 'con tin ngoại giao' ảnh 1

Thủ tướng Canada Justin Trudeau chào đón hai công dân Michael Kovrig và Michael Spavor. Ảnh: Twitter

Tại thành phố Thâm Quyến, bà Mạnh cũng được chào đón với thái độ thân thiện như hai con tin người Canada.

"Cuối cùng thì tôi cũng đã trở về nhà", tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời bà Mạnh. "Chờ đợi ở một đất nước xa lạ thật đau khổ. Tôi không nói nên lời ngay khi chân tôi chạm đất Trung Quốc."

Truyền thông nhà nước Trung Quốc hoan nghênh sự trở lại của giám đốc tài chính Huawei nhưng không nhắc đến Kovrig và Spavor, những người được thả vài giờ sau bà Mạnh vào thứ Sáu.

Huawei cho biết trong một tuyên bố rằng họ "mong được thấy bà Mạnh trở về nhà an toàn để đoàn tụ với gia đình". Công ty này cũng cho biết họ sẽ tiếp tục tự bảo vệ mình trước các cáo buộc của Mỹ.

Thỏa thuận trao đổi con tin đã khiến chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hứng chịu chỉ trích từ những người theo "chủ nghĩa diều hâu" tại Washington, họ cho rằng Nhà Trắng đã quá mềm yếu trước yêu sách của Trung Quốc.

Một số thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã nhanh chóng lên án việc trả tự do cho bà Mạnh Vãn Chu và thúc giục Nhà Trắng giải trình trước quốc hội về vấn đề này.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho biết: “Việc thả bà Mạnh đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về khả năng và sự sẵn sàng của Tổng thống Biden để đối đầu với mối đe dọa từ Huawei và Trung Quốc”.

Trong khi đó, các nhà quan sát Trung Quốc lại cho rằng đây là động thái cho thấy thiện chí từ phía chính quyền Biden.

"Bằng cách đồng ý để bà Mạnh trở lại Trung Quốc, chính quyền Biden đang phát đi tín hiệu rằng họ hy vọng sẽ xóa bỏ được mớ hỗn độn do chính quyền Trump để lại", ông Wu Xinbo, chủ nhiệm Viện Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Phúc Đán, cho biết.

Bà Mạnh Vãn Chu bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2018 tại Vancouver, sau khi một tòa án New York phát lệnh bắt giữ, cáo buộc bà đã cố gắng che đậy nỗ lực của các công ty liên kết với Huawei để bán thiết bị cho Iran - động thái vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Oánh cho biết các cáo buộc chống lại bà Mạnh là "bịa đặt" nhằm đàn áp các ngành công nghệ cao của Trung Quốc.

Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã cho rằng việc bà Mạnh được thả là do "những nỗ lực không ngừng của chính phủ Trung Quốc".

Ông Hồ Tích Tiến, tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu, viết trên Twitter rằng "quan hệ quốc tế đã rơi vào hỗn loạn" do hậu quả của "3 năm đau khổ" của bà Mạnh.

Trung Quốc trước đó đã phủ nhận việc bắt giữ "con tin ngoại giao", nhấn mạnh rằng việc bắt giữ công dân Canada không bị ràng buộc bởi bất kỳ hình thức tố tụng nào chống lại bà Mạnh.

Michael Spavor bị buộc tội cung cấp ảnh chụp thiết bị quân sự cho Michael Kovrig và bị kết án 11 năm tù, trong khi Kovrig vẫn đang chờ tuyên án.

Bình luận
Sở Văn hóa thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An phối hợp với các chuyên gia đến từ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam và Viện Trần Nhân Tông tiến hành công tác rập thác bản văn bia Ma Nhai. Ảnh: TTXVN.
Độc đáo bài văn bia được khắc trên núi đá từ 700 năm trước
(Ngày Nay) - Bia Ma Nhai là một chứng tích lịch sử duy nhất còn lại trên mảnh đất Con Cuông, Nghệ An được khắc vào núi đá, có niên đại cách ngày nay gần 700 năm (1335). Năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận bia Ma Nhai là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
Một bộ phim kiệm lời về thời chiến
(Ngày Nay) - Trong đêm khuya, sau suất chiếu đầu tiên của “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tại Hà Nội, đồng nghiệp nhắn hỏi: “Phim có hay không?”. Tôi đáp: “Em nghĩ bộ phim sẽ thay đổi cách chúng ta xem chiến tranh. Một tác phẩm kiệm lời về thời chiến”.
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
Linh hoạt thích ứng với chính sách thuế mới của Mỹ
(Ngày Nay) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ; trong đó, Việt Nam là một trong những quốc gia bị đánh thuế đối ứng ở mức 46% đối với nhiều nhóm mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
Cấy ghép não giúp biến suy nghĩ thành giọng nói
(Ngày Nay) - Một nhóm nhà khoa học tại California (Mỹ) vừa công bố kết quả đột phá trong lĩnh vực giao tiếp thần kinh: Một thiết bị cấy ghép não có thể giải mã suy nghĩ và chuyển đổi thành lời nói gần như tức thì.