Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa

Cuối TK19 - đầu TK 20, các nước đế quốc thi nhau cùm kẹp, can thiệp vào Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải chịu nỗi “Bách niên quốc sỉ” (Nỗi nhục trăm năm).
Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa

Theo Chinawhisper, kể từ khi kết thúc cuộc Chiến tranh Nha phiến lần 1 năm 1842, Trung Quốc phải nhún nhường Anh và phải ký hiệp ước Nam Kinh, bắt đầu kỷ nguyên chịu đựng "Nỗi nhục trăm năm" của mình.

Kể từ đó cho đến tận năm 1949 khi Đảng cộng sản nắm quyền ở Trung Quốc đại lục, đẩy Quốc dân đảng lui về đảo Đài Loan, Trung Quốc bị chia năm chia bảy, bị nước ngoài áp bức và phải tuân theo những hiệp ước bất bình đẳng.

Trung Quốc nằm dưới sự kiềm tỏa của các cường quốc bên ngoài cho đến tận sau Thế chiến thứ 2.

Dưới đây là 7 nước đã “hiện diện” ở Trung Quốc khoảng cuối TK19 - đầu Tk20:

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 1

Các nước đế quốc "chia năm xẻ bảy" Trung Quốc

1. Nhật Bản

Chiến tranh Trung - Nhật lần 1 kết thúc, Trung Quốc phải ký hiệp ước Mã Quan cho phép Nhật kiểm soát Đài Loan và các đảo khác vào năm 1895, và buộc Trung Quốc phải trả tiền cho Nhật. Nhật còn muốn đòi thêm nhiều vùng đất của người Trung Quốc ở Mãn Châu và Sơn Đông, nhưng bị Pháp - Đức - Nga hất cẳng.

Nhật tiếp tục kiểm soát miền bắc Trung Quốc và một số nước láng giềng suốt đầu TK 20, và xâm lấn Mãn Châu vào năm 1931. Nhật tấn công, phá hủy nhiều vùng ở Trung Quốc trong suốt Thế chiến thứ 2 và mất tất cả thuộc địa sau khi chiến tranh kết thúc vì Nhật là nước bại trận.

2. Anh

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 2

Lâm Tắc Từ - tướng nhà Thanh giám sát việc thiêu hủy thuốc phiện

Người Trung Quốc xem Anh là “tên đế quốc háu ăn”, hay kẻ xâm lược đến sớm và hùng mạnh nhất. Anh bắt đầu sự thống trị ở Trung Quốc bằng việc bán thuốc phiện cho người Trung Quốc.

Lâm Tắc Từ - tướng nhà Thanh thi hành lệnh cấm hút thuốc phiện một cách kiên quyết triệt để, ông cho thiêu hủy thuốc phiện và cấm buôn bán thuốc phiện, vì thế Anh ngang nhiên gây chiến với Trung Quốc và giành phần thắng. Trung Quốc phải cắt Hồng Kông cho Anh làm thuộc địa (mãi đến năm 1997 mới được trả lại), phải nhượng lại rất nhiều thành phố cảng cho Anh kiểm soát.

3. Pháp

Phần lớn miền nam Trung Quốc do người Pháp cầm quyền, gồm: Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và đảo Hải Nam. Pháp liên kết với Anh đánh Trung Quốc trong suốt cuộc Chiến tranh Nha phiến lần 2 (1856 - 1860), hai nước này đã phá hủy Viên Minh Viên của Bắc Kinh, mang rất nhiều đồ tạo tác và của báu đi khỏi đây.

4. Nga

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 3

Nga kiểm soát phần lớn phía bắc Trung Quốc, bao gồm các vùng Mông Cổ ngày nay, Nội Mông, đông bắc Trung Quốc, và còn cố “duỗi chân” đến tận Tân Cương. Một số thành phố ở phía đông bắc như: Cáp Nhĩ Tân (Harbin) và Đại Liên chịu ảnh hưởng rất lớn của người Nga như: kiến trúc kiểu Nga, việc làm ăn buôn bán, đồ ăn.

Khi Bolsheviks lật đổ Nga hoàng và thành lập liên bang Xô Viết, mới đầu họ hứa trao trả cho Trung Quốc thứ đã chiếm hữu, nhưng rốt cuộc đã không làm như vậy.

Nga và Trung Quốc giữ mối quan hệ gần gũi và ảnh hưởng lẫn nhau trong suốt những năm 50 - 60 của thế kỷ trước, họ là đồng minh hợp tác cả về kinh tế và quân sự.

5. Bồ Đào Nha

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 4

Ma Cao khi là thuộc địa của Bồ Đào Nha. Ảnh Wiki

Từ năm 1557 - 1999, Bồ Đào Nha thống trị một vùng đất rất nhỏ nhưng lại rất quan trọng của Trung Quốc, đó chính là bán đảo Ma Cao. Ma cao là trạm thông thương buôn bán trong một chuỗi các thuộc địa nằm dưới sự kiểm soát của Bồ Đào Nha, nó là thuộc địa đầu tiên và cũng là thuộc địa cuối cùng của một nước châu Âu ở Trung Quốc.

Mới đầu, Ma Cao chỉ là một cảng mậu dịch cho Bồ Đào Nha thuê, năm 1887, nó mới trở thành thuộc địa của đế quốc này. Bồ Đào Nha trao trả Ma Cao cho Trung Quốc vào năm 1999, và Ma Cao có quyền tự trị ít nhất là đến năm 2049.

6. Mỹ

Khi Mỹ không có thuộc địa hoặc vùng ảnh hưởng ở Trung Quốc, vào năm 1899, ngoại trưởng Mỹ - John Hay tung ra Chính sách mở cửa, tuyên bố Trung Quốc sẽ được mở cửa giao thương với tất cả các nước trên cơ sở bình đẳng, nhằm ngăn chặn việc một nước nào đó đòi chi phối tất cả hoặc gây khó dễ cho nước khác qua các cảng thông thương.

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 5

Liên quân các nước can thiệp Trung Quốc

Mỹ cũng đưa quân đến cùng các nước hợp thành liên quân tám nước, bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý, Áo-Hung và Nga, cùng đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn vào năm 1900.

7. Đức

Đức kiếm được chỗ đứng của mình ở Trung Quốc khá muộn, và chỉ được kiểm soát một phần đất nhỏ, nhưng lại để lại dấu ấn sâu sắc và riêng biệt ở đây trong suốt thời gian xâm lược ngắn ngủi của mình.

Năm 1897, hai linh mục Công giáo người Đức bị người Trung Quốc giết chết, sau bao nhiêu năm ròng tìm đất đậu trên người “con rồng béo tốt này”, Đức đã kiếm được cái cớ để xâm lược Trung Quốc.

Trung Quốc và "Nỗi nhục trăm năm" khó rửa - anh 6

Khi ấy, Đức được thuê tô giới vịnh Giao Châu thuộc bán đảo Sơn Đông, với thủ phủ là Thanh Đảo. Người Đức đã đổ hàng triệu USD để cải tạo Thanh Đảo: xây dựng trường học, hệ thống xử lý nước thải, xây các bến cảng, ngân hàng, nhà máy, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của thành phố này, biến nó trở thành một trong những thành phố hiện đại tân tiến bậc nhất Trung Quốc.

Cho đến tận ngày nay, Thanh Đảo được xếp vào danh sách các thành phố đáng sống nhất ở Trung Quốc. Rất nhiều tòa nhà ở đây còn giữ nguyên phong cách kiến trúc Đức, ngay cả bia cũng chính là do người Đức đã mang đến đây.

Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.