Từ trái đất có thể thấy 'siêu mặt trời' đang biến dạng và sắp nổ

Cái chết tương lai của mặt trời chúng ta có thể được nhìn thấy trước thông qua cái kết của một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời mà bạn có thể trông rõ từ trái đất: Betelgeuse.
Ảnh đồ họa cho thấy ngôi sao đỏ khổng lồ khi phát nổ được so sánh với các thiên thể trong Hệ Mặt trời - chỉ như những chấm nhỏ - Ảnh đồ họa từ ESO
Ảnh đồ họa cho thấy ngôi sao đỏ khổng lồ khi phát nổ được so sánh với các thiên thể trong Hệ Mặt trời - chỉ như những chấm nhỏ - Ảnh đồ họa từ ESO

Những hình ảnh quan sát mới nhất từ Đài Thiên văn European Southern (ESO, đặt tại Chile) đã hiển thị những chi tiết chưa từng thấy về Betelgeuse, một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời.

Hình ảnh quan sát cho thấy nó đã mờ đi rất rõ ràng, như bị biến dạng. Hiện nay, độ sáng của nó chỉ còn 36% so với độ sáng thông thường trong vài tháng qua. Đó là dấu hiệu phổ biến cho thấy ngôi sao đó sắp nổ tung.

Betelgeuse (Alpha Orionis) là ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời đêu và sáng nhất trong chòm Lạp Hộ (Orion), chỉ sau ngôi sao Rigel (Beta Orionis). Ước tính độ lớn của nó là khoảng 1.400 lần mặt trời của chúng ta. Nếu đặt nó ở trung tâm của Hệ Mặt Trời, nó sẽ lớn đến nổi chứa toàn bộ Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa và có thể chạm tới quỹ đạo của Sao Mộc. Betelgeuse cách chúng ta khoảng 640-700 năm ánh sáng.

Từ trái đất có thể thấy 'siêu mặt trời' đang biến dạng và sắp nổ ảnh 1

Chỉ sau 11 tháng, hình dạng ngôi sao sáng thứ 12 trên bầu trời đã thay đổi khó ngờ - Ảnh: ESO

Theo nhà thiên văn học Edward Guinan từ Đại học Villanova (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, ngôi sao đang trong giai đoạn co lại khi gần hết tuổi thọ, sau đó sụp đổ và tỏa sáng lần cuối trong hình dạng một siêu tân tinh tàn khốc. Siêu tân tinh là cách gọi vụ nổ khổng lồ khi một ngôi sao chết đi.

Những hình ảnh mới nhất về bề mặt của ngôi sao đỏ khổng lồ này cho thấy nó không chỉ mờ mà còn biến dạng nghiêm trọng so với 11 tháng trước đó, cho thấy cái chết đã rất gần. Nếu nó nổ trong đêm, từ trái đất con người và muôn loài sẽ thấy bầu trời rực rỡ như ban ngày, hoặc ít nhất sáng như có trăng tròn.

Tuy nhiên, tuổi thọ của một thiên thể luôn là con số rất lớn, vì vậy dù đã ở đoạn cuối của sự hấp hối, nó cũng chỉ nổ trong khoảng… 100.000 năm nữa.

Theo Người Lao động
TIN LIÊN QUAN
Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng
Cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn voọc gáy trắng
(Ngày Nay) - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa tiếp nhận khoản viện trợ gần 7 tỷ đồng từ Tổ chức Nghiên cứu Nông Lâm Quốc tế (ICRAF) tài trợ để triển khai Đự án đồng quản lý đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế cho người dân khu vực quy hoạch bảo tồn Voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa.
Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
Bảo tồn loài sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
(Ngày Nay) - Trong “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn năm 2022 - 2023”, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ dành gần 56 tỷ đồng để tiếp nhận, nuôi dưỡng, nghiên cứu sinh sản và tái thả đàn sếu.
Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2
Hà Nội triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2
(Ngày Nay) - Tin từ Sở Y tế Hà Nội, trong hai ngày 1-2/12, thành phố triển khai chiến dịch cho trẻ uống bổ sung vitamin A đợt 2 năm 2023. Đối tượng được bổ sung vitamin A là trẻ từ 6 đến 35 tháng tuổi đang có mặt tại địa phương, cả trẻ vãng lai, trẻ đang điều trị tại các cơ sở y tế.
Người dân Đức được khuyến cáo ở nhà do thời tiết lạnh giá
Người dân Đức được khuyến cáo ở nhà do thời tiết lạnh giá
Mùa Đông đến sớm đột ngột với những trận tuyết rơi dày đã khiến người dân ở nhiều vùng trên nước Đức gặp rất nhiều khó khăn. Chính quyền các bang miền Tây nước này ngày 28/11 đã kêu gọi người dân ở nhà, cảnh báo thời tiết lạnh giá dẫn đến những đoạn đường nguy hiểm đe dọa tính mạng người tham gia giao thông.