Tướng Min Aung Hlaing làm Thủ tướng Myanmar

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáu tháng sau khi quân đội giành chính quyền từ một chính phủ dân sự, người đứng đầu quân đội Myanmar Min Aung Hlaing đã đảm nhận vai trò Thủ tướng của một nội các mới được thành lập.
Tướng Min Aung Hlaing làm Thủ tướng Myanmar

Trong một bài phát biểu hôm Chủ nhật, tướng Min Aung Hlaing tuyên bố sẽ lãnh đạo một chính quyền bảo hộ mới được thành lập và nhắc lại cam kết tổ chức tổng tuyển cử vào năm 2023.

Thông báo và bài phát biểu được đưa ra đúng 6 tháng sau khi quân đội giành chính quyền từ tay chính phủ dân sự sau cuộc bầu cử mà đảng cầm quyền của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.

Ông Min Aung Hlaing đã chủ tịch Hội đồng Hành chính Nhà nước (SAC) được thành lập ngay sau cuộc đảo chính và đã điều hành Myanmar kể từ đó tới nay. Hiện chính phủ bảo hộ sẽ tiếp quả công việc của SAC.

“Để thực hiện các nhiệm vụ của đất nước nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả, hội đồng quản lý nhà nước đã được thành lập lại với tư cách là chính phủ bảo hộ của Myanmar,” kênh truyền hình nhà nước Myawaddy cho biết.

Trong bài phát biểu của mình, Min Aung Hlaing lặp lại cam kết khôi phục nền dân chủ, tuyên bố: “Chúng tôi sẽ hoàn thành các điều khoản về tình trạng khẩn cấp vào tháng 8 năm 2023”.

"Tôi đảm bảo việc thành lập một liên minh dựa trên nền dân chủ và chủ nghĩa liên bang", tân Thủ tướng Myanmar khẳng định.

Ngay sau cuộc đảo chính hôm 1/2, các nhà lãnh đạo quân đội đã hứa sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới trong vòng 2 năm.

Tướng Min Aung Hlaing cũng cho biết chính quyền của ông sẽ làm việc với bất kỳ đặc phái viên nào do ASEAN chỉ định.

Các Ngoại trưởng ASEAN sẽ gặp nhau vào đầu tuần này để chỉ định một đặc phái viên có nhiệm vụ chấm dứt bạo lực và thúc đẩy đối thoại giữa quân đội Myanmar và các đảng phái chính trị trong nước.

Sau cuộc đảo chính, bà Aung San Suu Kyi, 75 tuổi, đã bị buộc tội nhiều tội danh. Phiên tòa xét xử bà về tội sở hữu bất hợp pháp bộ đàm và vi phạm quy định phòng dịch dự kiến ​​sẽ tiếp tục vào thứ Hai.

Theo Reuters
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.