Tuyến đường sắt xuyên biên giới sẽ thay đổi bộ mặt bán đảo Triều Tiên

(Ngày Nay) - Dự án kết nối lại các tuyến đường sắt hai miền Triều Tiên có thể gặp khó khăn do vấn đề hạt nhân của Bình Nhưỡng, tuy nhiên nếu có thể được tiến hành, dự án này sẽ là động cơ thúc đẩy nền kinh tế Đông Bắc Á.

Tuyến đường sắt xuyên biên giới sẽ thay đổi bộ mặt bán đảo Triều Tiên

Seoul và Bình Nhưỡng đang xem xét khả năng kết nối lại hệ thống đường sắt giữa hai nước trước cuối năm 2018 nhằm tăng cường quan hệ song phương; vấn đề có thể sẽ được giải quyết trong hội nghị thượng đỉnh hai miền sắp tới vào tháng 9 tới.

Tuy nhiên, theo Tom McGregor - nhà phân tích chính trị và biên tập viên cấp cao của đài truyền hình quốc gia CCTV của Trung Quốc, có rất nhiều điều có thể xảy ra cho tới lúc đó.

"Nó phụ thuộc vào việc nếu Triều Tiên mong muốn tiếp tục hợp tác trong các dự án như vậy. Bình Nhưỡng có xu hướng đưa ra thỏa thuận trong ngày hôm trước và ngày hôm sau lại có những hành động cứng đầu mà không đưa ra lý do hợp lý. Nếu Chủ tịch Kim Jong-un thực sự muốn có một tuyến đường sắt Bắc Nam, điều đó sẽ xảy ra, nhưng nếu ông ta chọn đưa ra những yêu cầu quá mức và chơi trò chơi đổ lỗi cho Seoul thì sau đó dự án này sẽ bị thất bại".

Tuyến đường sắt xuyên biên giới sẽ thay đổi bộ mặt bán đảo Triều Tiên ảnh 1

Hai nhà lãnh đạo liên Triều hội kiến hồi tháng 4. Ảnh: Sputnik

Vào ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã đồng ý hiện đại hóa hệ thống đường ray ở Triều Tiên và kết nối lại tuyến đường sắt xuyên biên giới hai nước. Để bắt đầu dự án này, hai miền Triều Tiên đã cho kiểm tra lại để đảm bảo không vi phạm lệnh trừng phạt hiện tại chống lại Bình Nhưỡng theo Nghị quyết 2375 của Hội đồng Bảo an LHQ.

Vào ngày 9/8, các nhà hoạch định chính sách đường sắt của hai nước gặp nhau lần thứ hai tại văn phòng Hải quan, Nhập cư và Kiểm dịch (CIQ) tại thành phố Paju của Hàn Quốc. Hội nghị đầu tiên giữa hai bên đã diễn ra vào ngày 24/7, tại thị trấn biên giới Kaesong của miền Bắc.

Ông McGregor nhấn mạnh rằng mặc dù việc kiểm tra các tuyến đường sắt đang diễn ra, mọi người đều hiểu rằng dự án sẽ chỉ được triển khai khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và Triều Tiên chấp thuận tiến hành phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

"Triều Tiên phải tự đưa ra quyết định: Họ có muốn hợp tác với Hàn Quốc hay không? Quả bóng đang ở trên sân của họ. Họ sẽ đưa nó đến khung thành hay sẽ vấp ngã, giống như cách họ đã làm rất nhiều lần trước đây?", ông McGregor hoài nghi.

Đằng sau kế hoạch đường sắt xuyên quốc gia của Seoul là gì?

Tuy nhiên, dự án này không chỉ đơn thuần là việc hàn gắn thể diện hai quốc gia: Seoul rất quan tâm đến việc liên kết các tuyến đường sắt giữa hai miền Nam, Bắc vì điều này sẽ mở đường cho quá trình hội nhập của bán đảo vào tuyến đường sắt xuyên Siberia và xuyên Mông Cổ, cho phép Hàn Quốc thúc đẩy việc trao đổi hàng hóa với Trung Quốc và Nga và cuối cùng mở ra cánh cửa vào châu Âu cho cả Seoul và Bình Nhưỡng.

Một dự án liên kết hai miền với tuyến đường sắt xuyên Siberia đã được công bố vào 10 năm trước bởi Moscow, Seoul và Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị cản trở bởi sự cạnh tranh giữa hai miền Triều Tiên.

Tuyến đường sắt xuyên biên giới sẽ thay đổi bộ mặt bán đảo Triều Tiên ảnh 2

Tuyến đường sắt xuyên vùng Siberia của Nga. 

Theo ông Gennady Bessonov, tổng thư ký của Hội đồng điều phối vận tải xuyên Siberia, nhấn mạnh rằng Nga "sẵn sàng kết nối tuyến đường cao tốc xuyên quốc gia với đường sắt xuyên Siberia. Moscow đã hiện đại hóa tuyến đường từ ga Hasan ở Nga đến cảng Rajin của Triều Tiên. Ngoài ra có thể tiếp tục kết nối thêm tới Bình Nhưỡng và Seoul".

Nhưng đó không phải là tất cả: tạp chí The Diplomat cho rằng Seoul đang có kế hoạch "biến Bán đảo Triều Tiên thành một động cơ tăng trưởng mới cho khu vực Đông Bắc Á."

"Cụ thể, Tổng thống Moon hình dung việc xây dựng một đường ống dẫn khí xuyên Hàn Quốc sẽ đưa khí đốt của Nga qua Triều Tiên xuống các trung tâm công nghiệp của Hàn Quốc, cũng như một hệ thống đường sắt nối Seoul với Kaesong, Bình Nhưỡng, Nampo và Sinuiju ở Triều Tiên - và đến Đan Đông và Bắc Kinh ở Trung Quốc", tạp chí này đã mô tả lại Bản đồ kinh tế mới cho bán đảo Triều Tiên của tổng thống Moon.

Theo ông Mcgregor, hiện mọi con mắt đều đổ dồn về phía Bình Nhưỡng.

"Chúng ta cần xem liệu Triều TIên có thực sự hợp tác trước khi xác định liệu Nga và Trung Quốc có đóng vai trò trong dự án này hay không. Dĩ nhiên, nếu Bình Nhưỡng chấp nhận hợp tác, thì Bắc Kinh và Moscow sẽ tham gia. Nếu dự án được hoàn thành, đây sẽ là một thành tựu đáng kinh ngạc, chứng minh một lần và mãi mãi rằng Triều Tiên đã bỏ qua hình ảnh hiếu chiến của mình và bây giờ có thể là một đối tác đáng tin cậy về các dự án hợp tác kinh tế với các quốc gia khác".

Đường sắt chung: Con đường dẫn đến thống nhất?

Khả năng kết nối lại của tuyến đường sắt của các nước được coi là một biểu tượng của sự tan băng trong quan hệ hai nước: "Nó sẽ là một điểm khởi đầu để đưa bán đảo Triều Tiên đến một con đường hướng tới sự thống nhất và tương lai đầy hy vọng", nhật báo The Telegraph trích dẫn lời của cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, khi bình luận về kế hoạch kết nối lại Seoul và khu nghỉ dưỡng Wonsan của Triều Tiên.

Tuyến đường sắt xuyên biên giới sẽ thay đổi bộ mặt bán đảo Triều Tiên ảnh 3

Nhà ga Dorasan nối tuyến đường sắt hai miền đang trong tình trạng đóng cửa. 

Tuy nhiên, ông McGregor tin rằng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để hai miền Triều Tiên có thể đoàn tụ.

"Triều Tiên vẫn muốn Triều Tiên còn Hàn Quốc vẫn muốn là Hàn Quốc. Cả hai đều muốn duy trì hiện trạng và vấn đề thống nhất sẽ làm cho Seoul và Bình Nhưỡng quan ngại. Không cần phải lo lắng vì họ đã tiến lên phía trước để cải thiện quan hệ ngoại giao và kinh tế giữa hai quốc gia trên Bán đảo Triều Tiên".

Theo Sputnik

TIN LIÊN QUAN
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.