UAE tranh luận nội bộ về việc rời khỏi OPEC

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Động thái trên xuất hiện khi sự rạn nứt giữa UAE và nhà lãnh đạo thực tế của OPEC là Saudi Arabia dường như đang gia tăng liên quan đến cuộc chiến ở Yemen.
Cả UAE và Saudi Arabia đều đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Yemen. Ảnh: Anadolu
Cả UAE và Saudi Arabia đều đang cạnh tranh ảnh hưởng ở Yemen. Ảnh: Anadolu

Tờ Wall Street Journal mới đây dẫn lời một quan chức của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cho biết, nước này đang có một cuộc tranh luận nội bộ về khả năng rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Việc UAE quyết định rời tổ chức khai thác dầu chiếm gần 38% tổng sản lượng dầu thô của thế giới sẽ làm giảm quyền định giá dầu của nhóm này. Sự không chắc chắn liên quan đến khả năng tham gia của UAE trong OPEC xuất hiện khi sự rạn nứt giữa UAE và nhà lãnh đạo thực tế của OPEC là Saudi Arabia dường như đang gia tăng liên quan đến cuộc chiến ở Yemen.

Tờ Wall Street Journal đưa tin, trong năm ngoái, mối quan hệ giữa hai bên đã trở nên xấu đi, với việc Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed al Nahyan và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman thường "tránh mặt nhau" trong các sự kiện mà người kia dự kiến ​​sẽ tham dự.

Nhưng rạn nứt thực sự đã bắt đầu trước đó, vào giữa năm 2021, do việc cắt giảm sản lượng của OPEC - một sự rạn nứt mà vào thời điểm đó đã đe dọa nhấn chìm toàn bộ kế hoạch cắt giảm sản lượng của OPEC. Thậm chí, một số nhà phân tích khi đó còn cho rằng bất đồng giữa hai đối thủ nặng ký trong OPEC có thể dẫn đến cuộc chiến giá dầu năm 2020 lặp lại.

Một vấn đề gây tranh cãi khác là cuộc chiến ở Yemen, nơi UAE đang hy vọng duy trì ảnh hưởng của mình để đảm bảo các tuyến đường vận chuyển ở Biển Đỏ, trong khi Saudi Arabia đang đàm phán với phiến quân Houthi mà không có sự tham gia UAE với hy vọng chấm dứt xung đột.

Trong khi đó, UAE đã ký một thỏa thuận an ninh với Chính phủ Yemen do Saudi Arabia hậu thuẫn cho phép UAE can thiệp nếu xuất hiện mối đe dọa tiềm tàng và họ đang tìm cách xây dựng một căn cứ quân sự cùng đường băng ở eo biển Bab al-Mandeb, nhưng, theo Wall Street Journal, các quan chức Saudi Arabia đã phản đối riêng thỏa thuận này.

UAE hiện đang sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và là nhà sản xuất lớn thứ ba của OPEC. Đối với thị trường dầu mỏ, sự rạn nứt của OPEC sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng thị trường hơn cho các nhà sản xuất ngoài OPEC như Mỹ, Canada và Brazil và cả những nước mua dầu thô như Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. UAE từ lâu đã được cho là phản đối kế hoạch cắt giảm mạnh sản lượng dầu thô của OPEC như một phần trong thỏa thuận với OPEC+.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Canada Justin Trudeau phát biểu chung dưới hình thức trực tuyến năm 2021.
Cơ hội gắn kết đồng minh - láng giềng giữa Mỹ và Canada
(Ngày Nay) - Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm Canada trong hai ngày 23 và 24/3, trong đó ông sẽ gặp Thủ tướng Justin Trudeau để bàn về một loạt vấn đề quan hệ song phương và quốc tế. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Biden tới nước láng giềng kể từ khi nhậm chức năm 2021.
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
TikTok đang ở 'thời điểm then chốt'
(Ngày Nay) - Ông Shou Zi Chew - CEO của TikTok, thừa nhận ứng dụng này đang ở "thời điểm then chốt" khi ngày càng có nhiều nhà lập pháp Mỹ tìm cách cấm nền tảng này do lo ngại vấn đề an toàn dữ liệu.