UNESCO: Bất bình đẳng trong giáo dục vẫn tồn tại ở Lục địa Á Âu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Một báo cáo mới của UNESCO dựa trên nghiên cứu khảo sát tại 30 hệ thống giáo dục ở Trung và Đông Âu, Caucasus và Trung Á, cho thấy tình trạng bị loại trừ khỏi giáo dục vẫn tồn tại, đặc biệt là đối với trẻ em khuyết tật và người dân tộc thiểu số, bất chấp những tiến bộ chung trong việc tiếp cận giáo dục 20 năm qua.
UNESCO: Bất bình đẳng trong giáo dục vẫn tồn tại ở Lục địa Á Âu

Báo cáo "All means All" (Tất cả nghĩa là Tất cả), được thực hiện bởi cơ quan Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu của UNESCO, Cơ quan Châu Âu về Nhu cầu Đặc biệt và Giáo dục Hòa nhập, cùng Mạng lưới các Trung tâm Chính sách Giáo dục, đã kêu gọi các chính phủ hướng tới các hệ thống giáo dục hòa nhập đáp ứng mọi nhu cầu của người học, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 đang làm chệch hướng tiến bộ và gia tăng loại trừ đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất.

Báo cáo của UNESCO nhấn mạnh rằng sự xuất hiện của COVID-19 tạo ra một bước lùi đối với những nỗ lực đảm bảo tất cả mọi người được hưởng giáo dục cơ bản và hòa nhập. Giáo dục trực tuyến được xem như một thách thức toàn cầu, khi ước tính cứ bốn học sinh trung học thì có một học sinh trung học không có máy tính xách tay và 1/10 không thể truy cập internet.

Hỗ trợ tâm lý - xã hội cho học sinh - đặc biệt là những học sinh có nhu cầu đặc biệt - cũng không đảm bảo trong thời gian COVID-19 đa số trường học toàn cầu phải đóng cửa. Việc học từ xa có thể khiến học sinh bị thiệt thòi, thậm chí cảm thấy bị cô lập hơn. Hầu hết các hình thức học tập từ xa được phát triển nhưng không cân nhắc yếu tố phát triển cảm xúc xã hội của học sinh.

Phân biệt giới tính cũng diễn ra phổ biến, nếu không muốn nói là tăng lên. Chỉ có 7 trong số 23 quốc gia có chính sách giải quyết rõ ràng và nghiêm cấm hành vi bắt nạt và phân biệt đối xử trong học đường vì lý do xu hướng tình dục, bản dạng giới và thể hiện giới.

Báo cáo cũng bao gồm mười khuyến nghị chính sách, cũng như các ví dụ về cách các quốc gia có thể áp dụng nhằm hướng tới các hệ thống giáo dục hòa nhập hơn.

"Đại dịch COVID-19 đã gây ra một bước lùi cho việc giáo dục hòa nhập. Động lực sẽ mất đi nếu các chính phủ không khẩn trương ưu tiên giải quyết các thách thức hòa nhập, tái thiết một hệ thống giáo dục tốt hơn và đánh giá sự đa dạng của tất cả người học."

- Ông Manos Antoninis, Giám đốc Báo cáo Giám sát Giáo dục Toàn cầu.

Theo UNESCO
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.
Viết về một định kiến
Viết về một định kiến
(Ngày Nay) -  Việc đặt “viên mãn” và hôn nhân tan vỡ thành một cặp phạm trù đối lập là một thói quen phổ biến trong giao tiếp của Việt Nam. Chính tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến điều đó, và cũng thấy cái nhị nguyên đó là bình thường. Cho đến một ngày, một đồng nghiệp của tôi tâm sự nhỏ nhẹ, làm thế nào để nhắc mọi người đừng giật tít thế nữa nhỉ. “Dàn sao phim X sau 20 năm: Người viên mãn, người ly hôn”. Ly hôn đối lập với viên mãn. Mọi người nói, và thẳm sâu nghĩ thế.