Ứng dụng CNTT vào dạy học ở vùng khó: Khó vẫn 'bó' khôn

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Để đổi mới giáo dục và triển khai Chương trình GDPT 2018 thành công, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy là một trong những điều kiện cần thiết.

Ứng dụng CNTT vào dạy học ở vùng khó: Khó vẫn 'bó' khôn

Thiếu nguồn lực

Cô Trần Thị Hợi - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Khánh Nhạc B, xã Khánh Nhạc (huyện Yên Khánh - Ninh Bình) chia sẻ: Bước vào triển khai Chương trình (CT), SGK mới nhà trường đã chuẩn bị phòng học, ngoài ra có đầy đủ phòng chức năng Tiếng Anh, Tin học, Mỹ thuật, Khoa học công nghệ. Tuy nhiên để ứng dụng CNTT vào các tiết học để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường còn thiếu một số lượng lớn về máy tính, máy chiếu, màn hình…

“Toàn trường có 18 lớp học nhưng có 9 bộ máy tính máy chiếu. Trong đó, 4 bộ máy tính máy chiếu được lắp cố định tại 4 phòng học chức năng nên chỉ còn 5 bộ để GV của 5 khối luân phiên triển khai dạy học hàng ngày. Như vậy, nhiều tiết học dù cần ứng dụng CNTT nhưng GV không có để triển khai. Việc xã hội hóa trang thiết bị CNTT không dễ dàng…” – cô Trần Thị Hợi bày tỏ lo lắng.

Thầy Lê Quang Tùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung lý 1, xã Trung Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) cũng cho biết: Trường có 9 điểm lẻ nhưng nhiều điểm trường chưa có điện, không có mạng Internet, máy tính, máy chiếu, màn hình tivi… để GV ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Năm học 2020 - 2021 thực hiện CT, SGK lớp 1 mới, việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy rất cần thiết, tăng cường phần hình ảnh sẽ giúp HS nhanh hiểu bài, chất lượng dạy học nâng lên song GV vẫn dạy theo phương pháp truyền thống, không có sự hỗ trợ ứng dụng CNTT.

Thầy Dương Văn Đông – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (huyện Yên Minh – Hà Giang) thông tin: Trường có hơn 1.000 HS, 1 điểm trường chính và 19 điểm lẻ. Kiên cố hóa trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị đồ dùng dạy học… đã là nỗ lực của trường. Hiện, các điểm trường lẻ GV vẫn chưa có máy tính, máy chiếu để ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Sẵn sàng nhân lực

Khẳng định ứng CNTT vào dạy học là yêu cầu bắt buộc và cần thiết để nâng cao hiệu quả giáo dục vùng khó trong bối cảnh hiện nay. Tuy nhiên, theo thầy Lê Quang Tùng, do thiếu trang thiết bị máy móc nên GV ít ứng dụng CNTT vào dạy học. Khi triển khai bắt buộc chắc chắn sẽ gặp khó khăn và cần có thời gian để bồi dưỡng, làm quen. Tuy nhiên, thầy Tùng cũng cho rằng, yếu tố “nhân lực” trong ứng dụng CNTT vào giảng dạy tại các trường vùng khó hoàn toàn có thể khắc phục, quan trọng nhất vẫn là làm sao có thể trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, máy móc...

Thầy Phạm Văn Tường – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long, huyện Yên Minh (Hà Giang) bày tỏ: Chất lượng nguồn nhân lực không đáng lo bởi thầy cô hầu hết trẻ tuổi, có nền tảng tốt về CNTT từ phổ thông và đại học. Nhiều GV tự trang bị cho mình các thiết bị CNTT như máy tính, có thể soạn bài trên máy tính, giảng dạy qua mạng... Khi triển khai thường xuyên sẽ nhanh chóng bắt nhịp với đòi hỏi ứng dụng CNTT vào giảng dạy.

Theo Báo Giáo dục & Thời đại
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.