Vi phạm trật tự xây dựng, huy động vốn BĐS trái phép sẽ bị phạt tới 1 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng trong đó vi phạm trật tự xây dựng, huy động vốn BĐS trái phép sẽ bị phạt tới 1 tỷ đồng.

Theo đó, tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Xây dựng cho biết, sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở, việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định của nghị định này đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào việc ổn định, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước ngành xây dựng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân.

Công tác quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp, vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để góp phần giảm thiểu tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch…

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Nghị định số 139/2017/NĐ-CP đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi, cần thiết sửa đổi, bổ sung như: Xác định thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm đối với dự án đầu tư xây dựng để tính thời hiệu xử phạt như hiện nay là chưa phù hợp; không có chế tài xử phạt hành vi xây dựng không phép, sai phép đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn; chưa có biện pháp chế tài dừng thi công xây dựng đối với công trình vi phạm; thời gian thực hiện xin cấp và điều chỉnh giấy phép chưa phù hợp với từng loại công trình; một số lĩnh vực còn thiếu chế tài xử lý; chế tài xử lý đối với một số hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, mức xử phạt còn thấp…

Vi phạm trật tự xây dựng xử phạt kịch khung 1 tỷ đồng

Tháng 3/2021, Thanh tra Bộ Xây dựng được Lãnh đạo Bộ giao chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định 139 với tinh thần: “Tiếp tục kế thừa các quy định phù hợp của Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, bổ sung các quy định đảm bảo phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020, Luật Đầu tư năm 2020 và các nghị định hướng dẫn thi hành. Tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định để kịp thời khắc phục những hạn chế, vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định 139”.

Sau 04 tháng nghiên cứu và mở một cuộc tọa đàm với 19 Sở Xây dựng khu vực miền Nam để lắng nghe từ thực tế, Thanh tra Bộ Xây dựng xây dựng dự thảo Nghị định gồm 89 Điều, chia thành 7 Chương, bao gồm 70 nhóm hành vi vi phạm trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, chế tài xử lý đảm bảo tính phòng ngừa, răn đe cao, có tính khả thi trên thực tiễn.

Một trong những điểm mới đáng chú ý của dự thảo Nghị định là điều chỉnh mức phạt theo hướng tăng từ 1,5 đến 02 lần so với mức phạt đã quy định tại Nghị định 139, đặc biệt tăng nặng đối với một số hành vi, nhóm hành vi liên quan vi phạm quy định về điều chỉnh quy hoạch xây dựng, trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản, quản lý sử dụng nhà chung cư.

Vi phạm trật tự xây dựng, huy động vốn BĐS trái phép sẽ bị phạt tới 1 tỷ đồng ảnh 1

Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+)

Dự thảo đã điều chỉnh các quy định nhằm kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập, điều chỉnh quy hoạch, khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát, lựa chọn nhà thầu cho đến nghiệm thu, bàn giao công trình vào khai thác sử dụng. Chế tài xử lý mạnh kết hợp hình thức xử phạt bằng tiền, xử phạt bổ sung, áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng đối với từng hành vi vi phạm nhằm tăng cường hơn nữa, đảm bảo công tác quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng đi vào nề nếp.

Đối với hành vi điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn áp dụng hoặc điều chỉnh quy hoạch không đúng căn cứ, điều kiện, nguyên tắc, trình tự điều chỉnh, đề xuất mức xử phạt tiền lên đến 250 triệu đồng (mức phạt quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP là 70 triệu đồng), đồng thời buộc tổ chức vi phạm phải lập lại quy hoạch xây dựng. Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả buộc dừng thi công đối với công trình xây dựng vi phạm về khởi công, công trình chỉ được tiếp tục thi công xây dựng khi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm xác nhận đã khắc phục xong vi phạm nhằm ngăn chặn, xử lý hiệu quả, triệt để ngay từ giai đoạn đầu.

Vi phạm quy định về trật tự xây dựng (tại Điều 15 dự thảo) là một trong những nội dung được rất nhiều địa phương quan tâm, phản ánh được Thanh tra Bộ tập trung nghiên cứu, sửa đổi nhằm khắc phục những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện. Dự thảo điều chỉnh theo hướng phân tách hành vi theo quy mô công trình để xử phạt cho phù hợp, tăng mức phạt, cụ thể phạt tiền đến 300 triệu đồng đối hành vi xây dựng công trình không phép, sai phép, sai thiết kế, sai quy hoạch xây dựng (đối với công trình có yêu cầu phải lập dự án đầu tư), phạt tiền đến 600 triệu đồng đối với hành vi tiếp tục vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính hoặc sau khi đã ban hành quyết định xử phạt (mức phạt quy định tại Nghị định 139/2017/NĐ-CP là 350 triệu đồng), đặc biệt tái phạm sẽ bị xử phạt đến 01 tỷ đồng (đối với công trình có yêu cầu phải lập dự án đầu tư). Ngoài hình thức xử phạt bằng tiền, trong nhiều trường hợp còn bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp tổ chức, cá nhân không khắc phục việc xây dựng sai so với giấy phép xây dựng trong thời hạn ghi trong văn bản xử lý vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy giấy phép xây dựng theo quy định và thông báo cho chủ đầu tư, UBND cấp xã nơi có công trình xây dựng.

Phạt 800 triệu đồng huy động vốn trái phép

Nêu tại tờ trình Chính phủ về việc ban hành Nghị định, Bộ Xây dựng đánh giá sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 139/2017/NĐ-CP (Nghị định 139) quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng việc quản lý đầu tư xây dựng, trật tự xây dựng tại các địa phương đã dần đi vào nề nếp, vi phạm về trật tự xây dựng được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, triệt để góp phần giảm thiểu tình trạng xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch…..

Thi công không phép phần móng, hầm nhà cao tầng trên diện tích rộng hơn 6.000m2 tại công trình C1-CT thuộc dự án khu đô thị An Lạc Green Symphony chủ đầu tư bị phạt 40 triệu đồng

Tuy nhiên, cũng theo Bộ Xây dựng, Nghị định 139 đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập, thiếu tính khả thi, cần thiết sửa đổi, bổ sung chưa như có biện pháp chế tài dừng thi công xây dựng đối với công trình vi phạm; một số lĩnh vực còn thiếu chế tài xử lý; chế tài xử lý đối với một số hành vi vi phạm hành chính chưa đủ mạnh, chưa đủ sức răn đe, mức xử phạt còn thấp…

Dự thảo lần này đã đưa vào các quy định của Thông tư 03/2018/TT-BXD tăng mức tiền phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với mức phạt quy định tại Nghị định số 139 trong toàn bộ dự thảo (có hành vi tăng 4 đến 5 lần như hành vi điều chỉnh quy hoạch, quản lý sử dụng nhà chung cư). Riêng vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản, có hành vi bị xử phạt lên đến 1 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dự thảo nghị định tăng mức phạt tiền lên đến 800 triệu đồng đối với một số hành vi kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định, bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực; huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết…. Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP hiện hành, mức phạt cao nhất chỉ là 300 triệu đồng.

Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.