Vì sao chưa thể chữa khỏi HIV?

(Ngày Nay) - Virus HIV có thể tồn tại trong một loại tế bào bạch cầu khác ít được biết đến là lý do cho đến nay các nhà khoa học chưa ngăn chặn triệt để được căn bệnh này.
Cho đến nay, các phương pháp điều trị căn bệnh thế kỷ chỉ tập trung vào virus HIV trong tế bào T, một loại bạch cầu. Ảnh: Getty Images.
Cho đến nay, các phương pháp điều trị căn bệnh thế kỷ chỉ tập trung vào virus HIV trong tế bào T, một loại bạch cầu. Ảnh: Getty Images.

Các nghiên cứu và phương pháp điều trị HIV/AIDS từ trước đến nay đều tập trung vào việc ngăn chặn virus từ các T-cell, một loại tế bào bạch cầu quan trọng của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới của Đại học North Carolina (UNC), Mỹ, virus HIV cũng có thể tồn tại trong các đại thực bào, loại tế bào bạch cầu lớn thường trú trong gan, phổi, tủy xương và não.

Phát hiện đột phá này giải thích lý do tại sao, dù đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học trong việc ngăn chặn virus HIV, nhưng không có một trường hợp nào được điều trị thành công.

Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Jenna Honeycutt nói: “Kết quả này đã chứng minh rằng không phải chỉ có tế bào T mới đóng vai trò là ổ chứa để virus HIV phát triển. Do đó, muốn loại bỏ HIV, chúng ta cần phải tiêu diệt tận gốc virus tại hai loại tế bào khác nhau”.

Các phương pháp điều trị HIV mới nhất hiện nay nhắm vào tế bào T có thể ức chế virus HIV đến mức “không phát hiện được” (âm tính) nếu điều trị đúng theo phác đồ. Các biện pháp điều trị có thể ngăn chặn và làm chậm sự nhân lên của virus HIV đến mức tối thiểu trong cơ thể, do đó làm tăng khả năng miễn dịch cùng tuổi thọ của người bệnh.

Đầu năm 2016, nhóm nghiên cứu tại trường Y khoa thuộc UNC đã chứng minh rằng các đại thực bào hỗ trợ cho sự tồn tại của virus HIV trong cơ thể mà không phụ thuộc vào tế bào T của con người.

Nhóm đã làm thí nghiệm trên chuột, tìm hiểu đại thực bào sẽ phản ứng thế nào với liệu pháp kháng retrovirus (Anti Retroviral Therapy-ART). Nhóm đã phát hiện liệu pháp ART đã ức chế sự phân chia của virus HIV trong mô đại thực bào. Tuy nhiên, khi quá trình điều trị bị gián đoạn, virus HIV sẽ tự hồi phục. Điều này chứng tỏ sự lây nhiễm của virus HIV trong mô đại thực bào.

Tiến sĩ Honeycutt cho biết rằng đây là báo cáo đầu tiên chứng minh rằng các mô đại thực bào có thể bị nhiễm bệnh. Liệu pháp ART có hiệu quả nhưng virus HIV  sẽ tái phát và tiếp tục lây lan nếu ngừng điều trị, ngay cả khi không có tế bào T.

Trong thời gian tới, nhóm sẽ tiến hành cách nghiên cứu mới, xác định tại sao, làm thế nào mà HIV vẫn tồn tại trong mô đại thực bào và tìm kiếm các phương pháp điều trị triệt để căn bệnh này.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.