Vì sao Đức và Hàn Quốc chia sẻ bí mật quân sự?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo mới, Berlin và Seoul đặt mục tiêu tăng cường khả năng phòng thủ trong bối cảnh xung đột ở Ukraine và căng thẳng ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Đức hội đàm ở Seoul. Ảnh: AP.
Các nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Đức hội đàm ở Seoul. Ảnh: AP.

Trong chuyến thăm mới đây, Thủ tướng Đức Olaf Scholz chỉ ở lại Hàn Quốc vài giờ, nhưng cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà Yoon Suk-yeol đã mang lại một loạt thỏa thuận, đáng chú ý nhất là hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự và đảm bảo chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp quốc phòng của hai nước.

Hội nghị song phương diễn ra khi ông Scholz trên đường trở về từ cuộc họp G7 ở thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Cả hai sự kiện ngoại giao đều tập trung chủ yếu vào cuộc xung đột ở Ukraine và căng thẳng âm ỉ ở khu vực Đông Bắc Á. Và khi nói đến châu Á, Trung Quốc lại một lần nữa là chủ đề quan trọng nhất.

Đức đã tăng cường vai trò của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong những năm gần đây. Vào năm 2021, một tàu chiến của Đức đã được triển khai tới khu vực và thực hiện một loạt cuộc tập trận với các lực lượng hải quân khác, trong khi các máy bay chiến đấu của Đức gần đây cũng tham gia các cuộc diễn tập chung.

Trong chuyến thăm Hàn Quốc, ông Scholz cho biết việc Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa tầm xa cho thấy "vẫn còn một tình huống nguy hiểm" trên bán đảo Triều Tiên. Cũng tại cuộc hội đàm sau đó, hai nhà lãnh đạo đã đồng ý về một thỏa thuận chia sẻ bí mật quân sự, đồng thời thiết lập các cơ chế giúp chuỗi cung ứng quân sự có khả năng phục hồi tốt hơn.

Tại Seoul, Thủ tướng Olaf Scholz đã kêu gọi Hàn Quốc đầu tư vào ngành công nghiệp chip của Đức sau cuộc gặp với Tổng thống Yoon Suk-yeol. Ông Scholz cũng đã đến thăm Khu phi quân sự phân chia bán đảo Triều Tiên.

Dan Pinkston, Giáo sư quan hệ quốc tế tại cơ sở ở Seoul của Đại học Troy, nói: "Thật hợp lý khi kỳ vọng các lực lượng Hàn Quốc tham gia các cuộc tập trận với các đơn vị từ NATO và các quốc gia khác có chung mối quan tâm về an ninh. Những cuộc tập trận này rất quan trọng để đảm bảo khả năng tương tác về hệ thống vũ khí, đạn dược và các trang thiết bị khác, đồng thời hoàn toàn có ý nghĩa về mặt đảm bảo chuỗi cung ứng”.

Và trong khi hải quân và không quân Đức đã tham gia các cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc, Seoul cũng xuất khẩu các hệ thống vũ khí tiên tiến sang châu Âu. Năm ngoái, Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận quốc phòng lớn với Ba Lan, ước tính trị giá 15 tỷ euro (hơn 16 tỷ USD), trong đó có thương vụ bán gần 1.000 xe tăng chiến đấu chủ lực K2, gần 650 pháo tự hành và 50 máy bay chiến đấu FA050.

Vì Ba Lan là thành viên của NATO, điều này có nghĩa là quân đội Đức sẽ tham gia các cuộc tập trận mà tại một thời điểm nào đó, họ sẽ tiếp xúc với các thiết bị của Hàn Quốc, Giáo sư Pinkston lưu ý.

Ngược lại, ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Hàn Quốc hy vọng rằng một liên minh chặt chẽ hơn với một cường quốc châu Âu khác sẽ tăng cường khả năng ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng.

"Rõ ràng là Hàn Quốc đang tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ hơn và lớn hơn với các quốc gia phương Tây, điều đó có thể có nguyên nhân từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, một cú sốc nặng nề đối với nước này. Ở khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc tất nhiên là mối lo ngại lớn, nhưng chúng tôi cũng phải theo dõi sát sao Triều Tiên và Nga", Rah Jong-yil, cựu quan chức ngoại giao và sĩ quan tình báo cấp cao Hàn Quốc, nói.

Trong khi Seoul đang tìm kiếm các đồng minh thân thiết ở phương Tây, Trung Quốc dường như đang tiến hành một cuộc “tấn công quyến rũ” ngoại giao của riêng mình. "Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh đã tiếp cận với một số quốc gia ở Trung Đông và Trung Á vì họ muốn xây dựng các liên minh của riêng mình. Do đó, cả hai bên đang xây dựng quan hệ đối tác và nỗ lực cải thiện lợi ích của chính họ", cựu quan chức Hàn Quốc trên lưu ý.

Song song với hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Bắc Kinh đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh với năm quốc gia Trung Á - Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan tại thành phố Tây An của Trung Quốc. Trung Quốc gần đây cũng đóng vai trò là nhà môi giới hòa bình ở Trung Đông và được cho là đã giúp Saudi Arabia và Iran nối lại quan hệ sau nhiều năm thù địch.

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.