Vì sao Na Uy trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới?

(Ngày Nay) - Nền kinh tế thịnh vượng cùng khả năng tiếp cận rộng rãi với sự bình đẳng về quyền lợi giáo dục, y tế chất lượng cao khiến người dân Na Uy luôn hài lòng với cuộc sống.
Vợ chồng mới có con ở Na Uy có thể nghỉ gần một năm hưởng nguyên lương. Ảnh: BBC
Vợ chồng mới có con ở Na Uy có thể nghỉ gần một năm hưởng nguyên lương. Ảnh: BBC

Liên Hợp Quốc ngày 20/3 công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới nhân Ngày Hạnh phúc Quốc tế, trong đó xếp hạng 155 quốc gia dựa trên mức độ hạnh phúc của công dân mỗi nước. Na Uy từ vị trí thứ 4 năm ngoái đã vọt lên xếp đầu bảng năm nay, thế chỗ Đan Mạch, theo CSMonitor.

Jeffrey Sachs, giám đốc Mạng lưới Giải phát Phát triển Bền vững, cho biết Na Uy hoàn toàn xứng đáng với vị trí này, bởi kết quả xếp hạng được dựa trên việc đánh giá một quốc gia "có được sự cân bằng bền vững giữa sự thịnh vượng và tài nguyên xã hội, đồng nghĩa với việc người dân có sự tin tưởng cao vào xã hội, tình trạng bất bình đẳng thấp cũng như lòng tin vào chính phủ".

Về kinh tế, Na Uy là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất ở khu vực Bắc Âu nói riêng và trên thế giới nói chung. Nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú, Na Uy có GDP rất cao, đạt hơn 512 tỷ USD (số liệu năm 2013). Với dân số hơn 5 triệu người, người dân Na Uy có mức GDP bình quân đầu người gần 101.000 USD, với tuổi thọ bình quân là 81,45 tuổi.

Trong những năm gần đây, giá dầu thế giới liên tục giảm, nhưng nhờ những nỗ lực phát triển kinh tế, kêu gọi đầu tư của chính phủ, mức độ hài lòng về kinh tế của người dân Na Uy vẫn không hề sút giảm, thậm chí còn tăng lên.

Sự thịnh vượng không phải là tiêu chí duy nhất để đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân. "Các quốc gia được xếp hạng cao dựa chủ yếu vào các yếu tố chính góp phần làm nên hạnh phúc như mức độ quan tâm chăm sóc, tự do, hào phóng, trung thực, sức khỏe, thu nhập và khả năng điều hành của chính phủ", báo cáo của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh.

Na Uy được coi là một trong những quốc gia có mức độ an sinh xã hội cao nhất thế giới. "Quyền được tiếp cận với trình độ giáo dục cao, được sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao là một phần tạo nên sự hạnh phúc của người dân", Jon-Age Oyslebo, quan chức phụ trách các vấn đề thông tin, văn hóa và giáo dục tại đại sứ quán Na Uy ở Mỹ, giải thích với Washington Post.

Ông Oyslebo cũng nói rằng các chương trình hỗ trợ xã hội ở Na Uy cũng rất hào phóng. Chẳng hạn như những cặp vợ chồng sinh con lần đầu ở Na Uy sẽ được nghỉ ở nhà chăm con gần một năm mà vẫn hưởng nguyên lương. "Na Uy là một xã hội tương đối bình đẳng cả về giới lẫn thu nhập", ông nói. Quan chức này cho rằng đây là yếu tố quan trọng giúp Na Uy đứng đầu trong danh sách các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Vì sao Na Uy trở thành quốc gia hạnh phúc nhất thế giới? ảnh 1Các thành viên Hoàng gia Na Uy. Ảnh: NRP

"Rõ ràng có nhiều thứ làm nên hạnh phúc chứ không chỉ có mỗi tiền bạc", Oyslebo nhận định. Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới cũng chỉ ra rằng một khi các nhu cầu cơ bản đã được đáp ứng, việc có thêm thu nhập không nhất thiết là con đường dẫn tới hạnh phúc của con người.

Tiền bạc không đủ làm nên hạnh phúc

Báo cáo Hạnh phúc Thế giới được thực hiện dựa trên dữ liệu khảo sát thu thập từ 155 quốc gia trên thế giới. "Chúng tôi đề nghị người dân các nước suy nghĩ về cuộc sống của mình một cách tổng thể", John Helliwell, chuyên gia kinh tế nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và phúc lợi tại Đại học British Columbia, đồng tác giả báo cáo, giải thích. Mỗi năm, các nhà nghiên cứu khảo sát 1.000 người ở mỗi nước để thu thập dữ liệu.

"Hãy tưởng tượng một chiếc thang với những bậc được đánh số từ 0 đến 10. Nấc trên cùng của thang thể hiện cuộc sống tốt đẹp nhất đối với bạn, còn nấc dưới cùng là những điều tệ hại nhất. Bạn nghĩ mình đang đứng ở bậc thang nào", bản khảo sát mở đầu bằng câu hỏi.

Có những câu hỏi được đặt ra rất đơn giản, chẳng hạn như "Khi gặp rắc rối, bạn có người thân hay bạn bè để dựa vào hay không?" Những câu hỏi khác phức tạp hơn yêu cầu người được khảo sát đưa ra đánh giá về mức độ tự do, hào phóng và độ tin tưởng của người khác cũng như của chính phủ và các doanh nghiệp.

Các chỉ số để đánh giá mức độ hạnh phúc của một quốc gia xoay quanh một nguyên tắc cơ bản, một khái niệm trước đây được gọi là "sự thỏa mãn với cuộc sống" và nay được nhắc đến một cách đơn giản hơn là niềm hạnh phúc.

Sau khi cộng trung bình các kết quả, nhóm nghiên cứu kết hợp thông tin thu được với những dữ liệu thực tế dựa trên 6 yếu tố chủ chốt: mức GDP bình quân đầu người, sự hỗ trợ xã hội, tuổi thọ, tự do xã hội, độ hào phóng và tình trạng tham nhũng trong quốc gia đó.

Điều này giải thích vì sao các quốc gia Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Iceland và Thụy Sĩ chiếm những vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng, trong khi Mỹ, quốc gia có nền kinh tế số một thế giới, tụt nhiều hạng so với năm ngoái.

Ông Sachs cho rằng những chính sách của chính quyền tân Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đã làm tồi tệ thêm những vấn đề kinh tế hay tình trạng bất bình đẳng. "Những chính sách đó đều làm gia tăng bất bình đẳng, như giảm thế cho người giàu, gạt người nghèo ra khỏi chương trình y tế, cắt giảm trợ cấp xã hội để tăng chi tiêu quân sự. Tôi cho rằng những thứ được chính quyền Trump đưa ra đang đi sai hướng", Sachs nói.

Giới quan sát cho rằng Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là một nguồn thông tin quan trọng để các lãnh đạo quốc gia nhìn nhận lại tình trạng bất bình đẳng và mức độ kém hài lòng của người dân trong nước, từ đó có những điều chỉnh chính sách đúng đắn hơn. "Lý do chúng ta cần nhìn nhận báo cáo này một cách nghiêm túc là nó giúp bác bỏ lối tư duy cho rằng thu nhập là thước đo tiến bộ duy nhất", Helliwell nhấn mạnh.

Theo Vnexpress
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.