Vì sao Thủ tướng Iceland là nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama?

Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã tuyên bố từ chức trước làn sóng biểu tình rầm rộ của người dân, thể hiện sự thất vọng của họ với chính phủ.
Vì sao Thủ tướng Iceland là nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama?

Cuộc biểu tình diễn ra vào đúng phiên họp đầu tiên của Quốc hội kể từ lễ Phục sinh. Họ yêu cầu Thủ tướng Sigmundur David Gunnlaugsson từ chức và kêu gọi một cuộc bầu cử mới.

Vụ rò rỉ Hồ sơ Panama đã tiết lộ thông tin ông che giấu tài sản bất hợp pháp ở nước ngoài và trốn thuế. Hôm 5/4, Thủ tướng Gunnlaugsson đã tuyên bố từ chức.

Vì sao Thủ tướng Iceland là nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama? ảnh 1

Thủ tướng Iceland Sigmundur Gunnlaugsson.

Hồ sơ Panama được công bố vào đêm ngày 3/4 đã tiết lộ tiết lộ cách thức những người nổi tiếng và các chính trị gia, bao gồm một số nguyên thủ quốc gia cất giấu tài sản. Theo đó, ông Gunnlaugsson và vợ thành lập một công ty nước ngoài ở quần đảo British Virgin nhằm trốn thuế.

Các báo cáo khẳng định ông Gunnlaugsson đã không kê khai việc ông tham gia công ty Wintris Inc khi ông được bầu vào Quốc hội và là người lãnh đạo Đảng Tiến bộ vào năm 2009.

Là thủ tướng Iceland từ năm 2013, Gunnlaugsson có liên quan trong quá trình đòi tiền bồi thường nên ông bị cáo buộc xung đột lợi ích. Thủ tướng đã rời khỏi cuộc phỏng vấn truyền hình Thụy Điển hôm Chủ nhật sau khi ông được hỏi về những cáo buộc.

Việc rò rỉ Hồ sơ Panama diễn ra vào đúng thời điểm những người theo chủ nghĩa đại chúng đang đẩy mạnh đấu tranh chống lại giới chính trị và kinh doanh ở châu Âu và Hoa Kỳ. Sự tức giận thể hiện rõ rệt nhất ở Iceland, một quốc đảo có 330.000 người từ lâu đã luôn tự hào về chủ nghĩa bình quân.

Niềm tự hào đó đã được thử thách trong năm 2008 khi sự sụp đổ của ba ngân hàng tư nhân nước này dẫn tới một cuộc suy thoái kinh tế trầm trọng. Vụ bê bối Hồ sơ Panama khiến nhiều người thất vọng vì họ đã hy vọng rằng ông Gunnlaugsson có thể đưa xã hội Iceland trở về như trước khi xảy ra khủng hoảng tài chính.

Vì sao Thủ tướng Iceland là nạn nhân đầu tiên của Hồ sơ Panama? ảnh 2

Hàng nghìn người dân Iceland đã xuống đường biểu tình đòi thủ tướng từ chức.

Egill Atlason, một cư dân Reykjavik, người tham gia biểu tình hôm 4/4 cảm thấy rất thất vọng vì ông Gunnlaugsson đã không dám thừa nhận sai lầm khi mà chính phủ Iceland cũng từng thừa nhận những lỗi lầm trong quá khứ, chẳng hạn như vai trò của Chính phủ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, "Đó là sự chịu trách nhiệm," anh nói.

Atson cũng nói thêm cuộc biểu tình đã truyền tải tới Chính phủ một thông điệp mạnh mẽ "Chúng tôi thực hiện quan điểm của chúng tôi. Cuối cùng, ít nhất là đạt được sự tự do để làm những điều đó.” anh nói.

Gutdmundur Ragnar, một người biểu tình khác cho biết ông không hài lòng về chính phủ Iceland trong nhiều năm qua. "Có quá nhiều lời hứa không được thực hiện," ông nói.

Trong vụ việc Đảng Tiến bộ giảm nợ cho các chủ nợ nước ngoài sau khi ba ngân hàng lớn của Iceland sụp đổ trong năm 2008, "Họ đã hứa sẽ làm cho xã hội công bằng hơn." Thế nhưng Chính phủ đã giảm thuế cho những người giàu có và tạo ra một gánh nặng lớn đối với những người nghèo hơn, ông Ragnar cho biêt.

Helka Elisabet Adalsteinsdottir và Alma Mjoll, hai sinh viên tại Học viện nghệ thuật Iceland là những người tham gia đầu tiên nói rằng giá nhà đất đã tăng lên, các nguồn hỗ trợ vay vốn sính viên ít dần và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì ngày càng đắt đỏ.

"Giấc mơ của người dân Iceland là được sở hữu căn hộ của riêng mình", cô Mjoll nói. "Nhưng có lẽ tôi sẽ không bao giờ sở hữu được nó."

Mjoll cũng nói thêm một phần vấn đề ở Iceland là mọi người quá phụ thuộc, và không đủ kiên quyết để đổi mới.

Tuy nhiên đối với nhiều người cũng có mặt trong cuộc biểu tình thì các cáo buộc chống lại Gunnlaugsson là một cú sốc lớn bởi vì ông đã từng được coi là nhân vật tiêu biểu của Iceland.

Thùy Dương

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.