Viễn cảnh nào cho nước Mỹ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống?

(Ngày Nay) - David Brooks, chuyên gia bình luận mục Góc nhìn của tờ New York Times,  đã dự đoán những thay đổi trong nền chính trị, kinh tế và xã hội Mỹ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. (Ảnh: Hà Nội mới)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden. (Ảnh: Hà Nội mới)

Điều đầu tiên xảy ra sẽ là một sự yên tĩnh. Nếu Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng, sẽ không có bất cứ một tweet nào sỉ nhục vị tân Tổng thống và sẽ không có những phản ứng quá khích nào từ công chúng trong ngày ông nhậm chức.

Bản thân Donald Trump có thể là một vị Tổng thống, nhưng ông ta sẽ bị ghét bỏ và trở nên cô độc. Những kẻ cơ hội đã góp phần tạo nên chính quyền của Trump sẽ bỏ rơi ông ta. Đảng Cộng hòa sẽ giả vờ rằng họ chưa bao giờ nghe tên ông. Các chính trị gia đảng Cộng hòa sẽ không “quanh quẩn” bên một người đã công khai tiêu diệt đa số họ. Một người mà họ bí mật ghét bỏ.

Nhưng một khoảng lặng lớn hơn sẽ xuất hiện. Trong hai thập kỷ qua, nền chính trị Mỹ đã tập trung vào một cuộc chiến văn hóa đầy cay đắng giữa 2 tầng lớp: tầng lớp lao động da trắng tại các khu vực trung tâm và giới thượng lưu ở các vùng ven biển, xuất thân từ các trường đại học.

Bill Clinton, Barack Obama và Hillary Clinton đều là những biểu tượng cho tầng lớp tinh hoa từ các trường đại học. Điều này thật dễ dàng để cho cánh truyền thông của đảng Cộng hòa cố tình làm dấy lên sự phẫn nộ chống lại họ. Năm 2016, xét riêng trong số phiếu bầu từ tầng lớp lao động da trắng, Trump đã đánh bại bà Clinton với khoảnh cách 28 phiếu.

Nhưng Biden không phải là biểu tượng của giới thượng lưu ở các vùng ven biển này. Ông xuất thân từ một gia đình thuộc tầng lớp lao động trong thời kỳ bùng nổ công nghiệp sau chiến tranh những năm 1950 và 1960. Ông tốt nghiệp Đại học Delwar năm 1965 và không tham dự cuộc chiến văn hóa cuối thập niên 1960, cuộc chiến đã chia rẽ một thế hệ.

Rất khó để những người theo chủ nghĩa bảo thủ - những “Trumpian" (người ủng hộ Trump) hạ thấp uy tín của Biden vì hồ sơ chính trị của ông thuộc loại hồ sơ được họ ủng hộ từ trước đến nay. Biden bỏ qua tất cả các cuộc chiến gây chia rẽ văn hóa. Ông không tỏ ra mình quá vượt trội so với những người yếu thế, vì gia đình đã dạy cho ông cách coi thường tất cả các “trò chơi" về địa vị.

Rõ ràng trong thời đại của Biden, nền chính trị Mỹ sẽ trở về trạng thái bình thường của nó. Sự tập trung sẽ được hướng vào các chương trình hoạt động của chính phủ, chứ không phải các cuộc chiến kinh điển về lý do vì sao tầng lớp này vượt trội về mặt đạo đức hơn so với tầng lớp kia. Trong thời đại Trump, rất nhiều người không quan tâm đến chính phủ nhưng lại vô cùng hăng hái về chính trị.

Bên cạnh đó, rất rõ ràng nước Mỹ sẽ được dẫn dắt bởi một vị Tổng thống không đề cao ý thức hệ trong một thời đại ý thức hệ được đề cao.

Viễn cảnh nào cho nước Mỹ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống? ảnh 1

David Brooks, chuyên gia bình luận tại mục Góc nhìn của tờ New York Times. (Ảnh: Business Insider)

Tuần này, một vài nhà bình luận báo chí trong số chúng tôi đã phỏng vấn Joe Biden về những kế hoạch kinh tế của mình. “Tôi đã cố gắng làm sáng tỏ các đặc điểm và tập trung vào các khía cạnh thực tiễn của vấn đề này.”

Tôi hỏi Joe Biden về các thế lực lớn đã “san phẳng” tiền lương của tầng lớp lao động trong nhiều thập kỷ qua. Những người khác sẽ viện dẫn những lý thuyết cao siêu về sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản hay sự gia tăng của những nhóm “đầu sỏ” trong các công ty. Nhưng Biden đã chỉ ra hai thất bại về mặt tổ chức: đầu tiên là cách mà đảng Cộng hòa đã phân cấp quyền lực và phá vỡ Washington; thứ hai là cách mà Phố Wall buộc các doanh nghiệp phải tập trung đến mức ám ảnh ám ảnh vào những mục tiêu ngắn hạn.

Thế giới quan của Biden dường như được phản ánh chủ yếu qua kinh nghiệm sống, chứ không phải là qua một tuyên ngôn nào đó. Ông đã tích luỹ được những kinh nghiệm sống từ một thời đại, khi còn những việc làm tốt liên quan đến sản xuất, khi các công đoàn còn bảo vệ người lao động, và khi những người ít giàu có hơn vẫn còn cơ hội thăng tiến sự nghiệp.

Chương trình nghị sự kinh tế của Biden, được quảng bá với khẩu hiệu “Build Back Better” đã khắc hoạ những điều trên. Chương trình này không phải là một nỗ lực to lớn để hồi sinh chủ nghĩa tư bản hay xây dựng một hệ thống phúc lợi theo phong cách Bắc Âu. 

Thay vào đó, chương trình nghị sự sẽ thúc đẩy các nguồn lực kinh tế khổng lồ về phía hai nhóm: thứ nhất, nhóm người Mỹ gốc Phi, những người đã bị dồn nén bởi quá trình phi công nghiệp hoá đã diễn ra trong nhiều thập kỷ; và thứ hai, nhóm cử tri thuộc tầng lớp lao động da trắng đang ủng hộ Trump. Điều này giống như một nỗ lực để xây dựng lại Liên minh Thỏa thuận mới và giành lại quyền lợi cho giai cấp công nhân da trắng, giai cấp được coi là nòng cốt của nền Dân chủ. 

Viễn cảnh nào cho nước Mỹ nếu Joe Biden trở thành Tổng thống? ảnh 2

Chương trình nghị sự kinh tế của Joe Biden được dự đoán sẽ mang lại nhiều lợi ích cho tầng lớp người lao động hơn. (Ảnh: The Oakland Press)


Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu Joe Biden có đủ khả năng để hồi sinh ngành công nghiệp sản xuất và tổ chức lại nền chính trị Mỹ hay không?

Tôi rất tò mò xem liệu ông ta có thể tạo ra hàng triệu việc làm liên quan đến sản xuất, hay sự phát triển của công nghệ sản xuất sẽ làm nhu cầu tuyển dụng công nhân giảm mạnh. Tôi rất tò mò xem liệu ông ta có thể xoa dịu các nhà hoạt động và cánh truyền thông của đảng Dân chủ hay không, khi mà họ khá hứng thú với những hành vi không phổ biến về mặt đạo đức như sỉ nhục cảnh sát hay ngưng hình sự hoá các vấn đề biên giới.

Tôi tự hỏi cuộc khủng hoảng kinh tế có ngăn cản tất cả những cố gắng của Joe Biden với chương trình nghị sự kinh tế của mình hay không. Với tình trạng thất nghiệp hàng loạt hiện nay, công nhân sẽ có nhu cầu rút tiền ngay lập tức vào những ngày đầu tiên. Triển khai các dự án về cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp năng lượng sạch sẽ mất rất nhiều thời gian.

Nhưng tôi biết rằng nếu Biden có thể giành được một sự ủng hộ của tầng lớp lao động da trắng tại Mỹ (chiếm 44 phần trăm cử tri, theo Ruy Teixeira), ông ta chắc chắn điều chỉnh lại nền chính trị Mỹ. Tôi cũng biết rằng, chương trình nghị sự kinh tế của Biden sẽ đặt những chính trị gia Cộng hòa còn “sống sót” vào một sự ràng buộc khủng khiếp. Liệu họ có hợp tác và làm việc với các kế hoạch sản xuất và cơ sở hạ tầng mà Biden đưa ra không? Nếu họ phản đối, họ đã dành cho Biden một cơ hội rõ ràng để giành được sự ủng hộ từ những cử tri của chính họ.

Mọi người đều nói rằng Biden là một người ôn hòa - về mặt trí tuệ và tính cách thì có thể đúng. Nhưng ông đã tìm ra cách để xây dựng một chương trình nghị sự có thể định hình lại nền kinh tế Mỹ và bối cảnh chính trị Mỹ từ những điều cơ bản nhất.

Joe Biden có thể trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa ôn hoà cấp tiến.

Theo New York Times
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.