Việt Nam phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Bộ Ngoại giao vừa thông báo, Việt Nam kiên quyết phản đối Trung Quốc có những hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Ngày 25/2, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh, những diễn biến gần đây trong khu vực quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cho thấy nguyên trạng khu vực đang bị phá vỡ, đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hóa ở Biển Đông. “ Chúng tôi cho rằng đây là những hành động hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực” – ông Lê Hải Bình nói.

Việt Nam phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ảnh 1

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao - ông Lê Hải Bình. Ảnh: Zing.vn

Phản ứng trước hành động của Trung Quốc, một lần nữa, ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Chủ quyền của VN với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là không thể tranh cãi. Bất chấp phản đối và quan ngại của VN cũng như cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tiếp tục có những hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền cuả Việt Nam, thúc đẩy quân sự hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định khu vực, an ninh, tự do, an toàn hàng hải, hàng không trên biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của VN, yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động mang tính trách nhiệm, xây dựng trong việc duy trì hoà bình, ổn định khu vực cũng như trên thế giới tuân thủ các luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC)”.

Việt Nam phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông ảnh 2

Ảnh vệ tinh Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế cho thấy Trung Quốc đặt radar trên Đá Châu Viên, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS

Về phản ứng của Việt Nam trước việc truyền thông Mỹ đưa tin một số quan chức muốn đưa pháo tự hành tới Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động gia tăng căng thẳng, ông Bình nhấn mạnh: “Việc duy trì hòa bình, an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên Biển Đông là lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi mong muốn các bên hành động có trách nhiệm để đảm bảo hòa bình ở Biển Đông nhưng phải tôn trọng luật pháp, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982".

Trước đó, giới chức Mỹ công bố một số ảnh vệ tinh chứng minh Trung Quốc đã triển khai trái phép tên lửa đất đối không ngày 18/2 và mới đây là tiêm kích ra đảo Phú Lâm, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Tiếp đó, ngày 22/2, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tiếp tục công bố ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc xây các trạm radar trên Đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam.

Động thái này của Trung Quốc cũng đã phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

A.M

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.