Vingroup tài trợ 24 dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 25/10 tới đây, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VINIF) sẽ công bố các dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử được tài trợ năm 2022. Sự kiện đánh dấu lần đầu tiên VINIF mở rộng hỗ trợ các dự án văn hóa lịch sử, song song với cam kết đồng hành cùng cộng đồng khoa học công nghệ nước nhà.
Vingroup tài trợ 24 dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử năm 2022

Tiến bước để song hành cùng văn hóa lịch sử nước nhà

Trong 24 dự án được Quỹ VINIF tài trợ trong năm 2022, có 19 dự án Khoa học Công nghệ và 05 dự án Văn hóa Lịch sử. Các dự án này được hội đồng khoa học xét chọn từ 250 hồ sơ đề xuất, với 3 vòng đánh giá khoa học, chặt chẽ từ tháng 3 đến tháng 8 vừa qua.

Theo thông tin từ VINIF, tại sự kiện được tổ chức vào ngày 25/10/2022, bên cạnh công bố các dự án nhận tài trợ, các nhà khoa học sẽ thảo luận về kết quả mà các dự án đã đạt được trong ba năm qua, cũng như cùng giao lưu, thúc đẩy hợp tác trong hệ sinh thái khoa học công nghệ và văn hóa lịch sử.

Đây là năm đầu tiên, Quỹ VINIF mở rộng tài trợ cho các dự án ngoài lĩnh vực Khoa học Công nghệ. Tuy nhiên trên thực tế, Quỹ đã đồng hành cùng các chương trình văn hoá, lịch sử từ hơn 1 năm qua, với mong muốn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá Việt Nam.

Năm 2021, VINIF khởi động Chương trình Lưu giữ các giá trị Văn hóa Lịch sử nhằm tạo điều kiện tốt nhất để bảo tồn giá trị văn hóa quốc gia và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện dự án ấp ủ của mình. Không chỉ là cầu nối giữa các nhà khoa học và các nhà văn hóa, Quỹ VINIF còn hợp tác với Đại sứ quán các nước như Pháp, Ý… để góp phần giới thiệu văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Ngoài ra, những cuốn sách đầu tiên có sự đồng hành của Quỹ VINIF do Công ty Cổ phần Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam xuất bản, dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc trong thời gian tới. Đây là những tác phẩm mang đậm giá trị văn hóa lịch sử như cuốn “Kiều tầm nguyên” hay “Truyện Kiều trong di cảo Hoàng Xuân Hãn”, cuốn “Trò chơi của trẻ em ở Bắc Kỳ” của tác giả Ngô Quý Sơn hay cuốn sách âm nhạc “Tác phẩm viết cho Hợp xướng, Thính phòng, Giao hưởng” của nhạc sỹ Đặng Hữu Phúc.

Vingroup tài trợ 24 dự án Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử năm 2022 ảnh 1

Theo NSND Đặng Thái Sơn, sự hỗ trợ của Quỹ VINIF trong việc xuất bản các cuốn sách về các tác phẩm truyền thống là thực sự cần thiết để bảo tồn giá trị văn hóa Việt Nam. “Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới, nếu không có sách in chính thống, chúng ta khó có thể trao đổi với bạn bè quốc tế khi họ muốn tìm hiểu về các tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp của Việt Nam”, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn khẳng định.

Viết tiếp thành tựu của Khoa học Công nghệ Việt

Rất nhiều người tin rằng, sự đồng hành của VINIF cùng các dự án Văn hoá Lịch sử cũng sẽ mang tới những thành tựu đáng kể, như những gì Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup đã đạt được với lĩnh vực Khoa học Công nghệ.

Ngay từ khi ra đời vào năm 2018, Quỹ VINIF đã được cộng đồng khoa học đánh giá như một làn gió mới, góp phần tạo động lực đổi mới môi trường nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Tính đến nay, Quỹ đã hỗ trợ gần 500 tỷ đồng, cùng các nhà khoa học xuất sắc kiến tạo nên thành công của 83 dự án Khoa học Công nghệ.

Với sự đồng hành của VINIF, hàng loạt công trình nghiên cứu đã bắt kịp và thậm chí đạt được những đỉnh cao của khoa học thế giới như “Dự án Nghiên cứu cơ chế phá hủy vật liệu điện cực xúc tác và tìm kiếm các giải pháp làm bền hóa chúng hướng tới chế tạo linh kiện quang điện hóa cho sản xuất nhiên liệu H2 từ nước (PRE-H2)”, “Dự án Công nghệ in 3D trên nền tảng máy học sâu”, “Dự án VAIPE: Hệ thống theo dõi và hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật cho người Việt”…

Hay, đó là những công trình có tính ứng dụng cao như "Dự án Nấm lớn trong rừng Việt Nam", "Dự án Innovative and Smart Agriculture Platform” (nhằm phát triển nền tảng nông nghiệp thông minh, đổi mới sáng tạo cho chuỗi sản xuất cà phê bền vững tại Việt Nam) cùng nhiều dự án được thương mại hóa với doanh thu hàng chục tỷ đồng.

Đặc biệt, để phù hợp với đòi hỏi và thực trạng xã hội, trong tháng 2 năm 2020, khi dịch COVID-19 vừa xuất hiện tại Việt Nam, VINIF là tổ chức đầu tiên tài trợ cho nghiên cứu phòng chống COVID-19. Các chương trình khẩn cấp này đã nhận được sự hỗ trợ tâm huyết của các nhà khoa học hàng đầu trong nước và quốc tế.

Ở góc độ khác, sự đồng hành của VINIF đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng các nhóm nghiên cứu xuất sắc ở các viện, trường đại học cả nước với các nhà khoa học hàng đầu. Đặc biệt, một đội ngũ kế cận, sáng tạo, tầm nhìn và hội nhập đang dần hình thành, thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo của VINIF với gần 800 học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ. Chương trình đã thu hút 230 đơn đăng ký của các tiến sĩ bảo vệ ở nước ngoài và hiện đã có gần 100 thạc sĩ, tiến sĩ tốt nghiệp thành công.

“VINIF luôn mong muốn các nhà khoa học Việt có cơ hội tốt nhất để chuyên tâm nghiên cứu bài bản, chuyên nghiệp, hiệu quả, từ đó tạo ra sự khác biệt, đổi mới cho môi trường nghiên cứu khoa học tại Việt Nam”, Giáo sư Vũ Hà Văn, Giám đốc khoa học Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup chia sẻ về kim chỉ nam của VINIF trong suốt 3 năm qua.

Có thể nói, việc song song tài trợ các lĩnh vực Khoa học Công nghệ và Văn hóa Lịch sử cho thấy bước tiến mới của VINIF, nhằm mang tới những thay đổi tích cực và toàn diện trong văn hóa nghiên cứu, môi trường khoa học và đời sống cộng đồng tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.