Xã hội hóa sách giáo khoa: Phụ huynh chi tiền gấp đôi, doanh nghiệp thu lãi lớn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau ba năm thực hiện việc xã hội hóa sách giáo khoa (SGK), phụ huynh không những không cởi bỏ được gánh nặng chi phí mà còn phải chi ra số tiền nhiều gấp đôi để mua sách. Trong khi đó, Công ty VEPIC - đơn vị tư nhân tham gia xã hội hóa sách giáo khoa ghi nhận lãi kỷ lục sau khoản lỗ khổng lồ.
Xã hội hóa sách giáo khoa: Phụ huynh chi tiền gấp đôi, doanh nghiệp thu lãi lớn

Xã hội hóa Sách giáo khoa là một trong những điểm nhấn quan trọng của ngành giáo dục trong gần một thập niên qua. Một trong những mục tiêu của xã hội hóa là tạo điều kiện cho nhiều cá nhân, tổ chức có khả năng, điều kiện tham gia vào việc biên soạn và xuất bản sách giáo khoa; tạo ra sự cạnh tranh, tạo động lực cho các nhóm tác giả sách, các nhà xuất bản có được những bộ sách có chất lượng tốt và giá rẻ.

Bộ sách xã hội hóa đầu tiên xuất hiện trong năm 2020 là bộ sách “Cánh Diều” của Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC). Tuy nhiên, chỉ hai năm sau, một trong những thông tin được chú ý của ngành giáo dục chính là tỉnh Bình Định đề nghị Chính phủ coi sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt, có cơ chế kiểm soát giá, trợ giá cho đơn vị phát hành để giảm bớt khó khăn cho cha mẹ học sinh.

Không ngạc nhiên trước động thái của tỉnh Bình Định khi mà sau xã hội hóa, giá sách không những không giảm mà phụ huynh còn phải chi tiền gấp đôi để mua sách. Trong bối cảnh đó, VEPIC lại ghi nhận doanh thu tăng đột biến và chuyển từ lỗ sang lãi kỷ lục.

Phụ huynh chi tiền gấp đôi

Năm 2020-2021 là năm đầu tiên chính sách xã hội hóa sách giáo khoa lần đầu đi vào cuộc sống. Việc xã hội hóa được thực hiện sau khi giá sách khoa tăng mạnh trong năm 2019.

Cụ thể, ngày 29/3/2019, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thông báo từ năm học 2019-2020, giá bán sách giáo khoa lớp 1-12 sẽ tăng từ 6.500 đồng đến 25.000 đồng mỗi bộ, mức tăng bình quân mỗi cuốn từ 1.000 đến 1.800 đồng.

Cụ thể, bộ sách lớp 4 (gồm 9 quyển) tăng 9.300 đồng từ 77.700 đồng lên 87.000 đồng, tương ứng mức tăng 12% so với năm trước đó; bộ sách lớp 8 (gồm 13 cuốn) tăng từ 124.200 đồng lên 149.000 đồng, tương ứng mức tăng 24.800 đồng (20%); bộ sách lớp 11 (gồm 14 cuốn), tăng 24.500 đồng, tương ứng 17% lên 169.000 đồng.

Sau khi thực hiện xã hội hóa sách giáo khoa, số tiền người dân phải chi trả để mua sách cho con em mình đi học được kỳ vọng sẽ thấp hơn những con số này. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, sau 3 năm sách giáo khoa được xã hội hóa, các bậc phụ huynh đang phải chi trả số tiền gần gấp đôi cho sách giáo khoa.

Hiện tại, “Cánh Diều” - bộ sách giáo khoa được các trường học lựa chọn nhiều nhất đang có giá bán rất cao. Cụ thể, một nhóm sản phẩm gồm 9 cuốn sách: Tiếng Việt 4 tập 1, Tiếng Việt 4 tập 2, Toán 4, Khoa học 4, Lịch sử và Địa lý 4, Âm nhạc 4, Mỹ thuật 4, Kĩ thuật 4 và Đạo đức 4 của bộ sách “Cánh Diều” hiện có giá lên đến 182.000 đồng - cao hơn 95.000 đồng, tương đương mức tăng 109% so với thời điểm năm 2019 – khi chưa xã hội hoá sách giáo khoa.

Điều này có nghĩa rằng, ba năm sau xã hội hóa sách giáo khoa, giá của một bộ sách lớp 4 không những không được giảm bớt còn ngược lại còn tăng hơn gấp đôi. Đó còn chưa kể, bộ sách “Cánh Diều” còn bổ sung thêm 3 cuốn nữa là Tin học 4 (13.000 đồng), Giáo dục thể chất 4 (16.000 đồng) và Hoạt động trải nghiệm 4 (19.000 đồng).

Từ đó cho thấy, so với với thời điểm năm 2019 – lúc sách giáo chưa được xã hội hoá, các bậc phụ huynh hiện đang phải chi trả số tiền lên tới 198.000 đồng, nhiều hơn mức giá cũ 111.000 đồng - tương ứng 128%.

Được biết, bộ sách giáo khoa lớp 8 năm 2019 gồm 13 cuốn có tổng mức giá 149.000 đồng. Hiện tại, các đầu sách này có một chút thay đổi nhưng tổng số cuốn vẫn là 13. Giá cả bộ là 294.000 đồng, cao hơn 145.000 đồng - tương đương 97,3%. Như vậy, với bộ sách lớp 8 mới, phụ huynh cũng đang phải chi ra số tiền gần gấp đôi.

Cũng từ đây, có thể nhận thấy một điều rất rõ ràng rằng, sau xã hội hóa, giá sách giáo khoa hiện đã tăng mạnh, các bậc phụ huynh cũng đã phải chi thêm rất nhiều tiền để mua sách giáo khoa cho con cái đi học.

Xã hội hóa sách giáo khoa: Phụ huynh chi tiền gấp đôi, doanh nghiệp thu lãi lớn ảnh 1

Sách xã hội hóa đắt gấp rưỡi thị trường

Đáng chú ý, không chỉ cao gấp đôi giá sách của năm 2019, bộ sách giáo khoa “Cánh Diều” thậm chí còn có giá cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá sách trên thị trường.

Cụ thể, cùng là cuốn sách Tiếng Việt 4 tập 1, cuốn thuộc bộ sách “Cánh Diều” có giá 26.000 đồng, trong khi cuốn này thuộc bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và “Chân trời sáng tạo” chỉ có giá 21.000 đồng và 22.000 đồng. Như vậy, mức giá sách trong bộ sách “Cánh Diều” là 124%, còn hai bộ còn lại là 118%.

Ở một số cuốn sách khác, giá sách trong bộ “Cánh Diều” cũng cao hơn rất nhiều. Cụ thể, với cuốn Chuyên đề học tập Hóa học 11, giá cuốn sách này của bộ “Cánh Diều” là 15.000 đồng, trong khi đối với hai bộ sách còn lại lần lượt là 8.000 đồng và 9.000 đồng (tương ứng mức chênh 188% và 167%).

Có giá thành đắt vượt trội hơn cả là cuốn Chuyên đề học tập Âm nhạc 11; khi giá cuốn này thuộc bộ “Cánh Diều” là 19.000 đồng còn sách thuộc hai bộ sách còn lại chỉ là 10.000 đồng và 11.000 đồng (tương ứng mức chênh 190% và 173%).

Doanh thu của doanh nghiệp tăng… 14.567%

Trong khi phụ huynh phải “còng lưng” chi trả số tiền nhiều gấp đôi thời điểm trước xã hội hoá sách giáo khoa thì Công ty Cổ phần Đầu tư Xuất bản – Thiết bị Giáo dục Việt Nam (VEPIC) – chủ bộ sách “Cánh diều” lại ghi nhận lãi ròng tăng mạnh và doanh thu tăng tới… 14.567%.

Năm 2022, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty VEPIC lên tới 616 tỷ đồng, tăng so với 344 tỷ đồng của năm 2021; lợi nhuận sau thuế tăng từ 29,6 tỷ đồng lên 46 tỷ đồng.

So với năm 2019, thời điểm khi bộ sách “Cánh Diều” - bộ sách giáo khoa xã hội hóa đầu tiên đi vào cuộc sống, doanh thu của VEPIC tăng 611,8 tỷ đồng, tương đương 14.567%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của doanh nghiệp này cũng lập kỷ lục, cải thiện mạnh so với con số lỗ 14,4 tỷ đồng của năm 2019.

Tại thời điểm ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Công ty VEPIC đã lên tới con số 672 tỷ đồng, tăng 556 tỷ đồng, tương đương 479% so với cuối năm 2019.

Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.