Ý, Tây Ban Nha áp đặt hạn chế mới trước làn sóng dich bệnh thứ hai

(Ngày Nay) - Chính phủ Ý đã áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt trước làn sóng dịch bệnh thứ hai, trong khi Tây Ban Nha đã áp dụng tình trạng khẩn cấp quốc gia mới.
Ý, Tây Ban Nha áp đặt hạn chế mới trước làn sóng dich bệnh thứ hai

Tổ chức Y tế Thế giới đã cảnh báo về sự gia tăng "theo cấp số nhân" của làn sóng COVID-19 thứ hai tại các quốc gia châu ÂU.

COVID-19 hiện đã cướp đi sinh mạng của 1,1 triệu người và lây nhiễm cho hơn 42 triệu người trên toàn cầu, với việc mùa đông đang sắp tới, WHO dự đoán các quốc gia phương Tây sẽ hứng chịu một làn sóng dịch bệnh kép.

Tại Ý, tâm chấn của đợt bùng phát đầu tiên của châu Âu, làn sóng biểu tình đã nổ ra trên đường phố trong bối cảnh người dân phản đối các biện pháp hạn chế đi lại.

Rạp chiếu phim, nhà hát, phòng tập thể dục và hồ bơi đều phải đóng cửa theo các quy định mới, có hiệu lực vào thứ Hai và kéo dài đến ngày 24/11, trong khi các nhà hàng và quán bar sẽ phải ngừng phục vụ từ 18h.

Các biện pháp mới được đưa ra chỉ vài giờ sau khi hàng chục người theo phe cực hữu ở Rome đụng độ với cảnh sát chống bạo động trong một cuộc biểu tình phản đối lệnh giới nghiêm, đốt pháo sáng.

Còn tại Tây Ban Nha, chính phủ nước này đã ban bố một tình trạng khẩn cấp quốc gia, áp đặt lệnh giới nghiêm qua đêm và các biện pháp ngăn chặn mới.

"Giờ giới nghiêm rất đúng vì nó sẽ nhắm vào những người trẻ tuổi - nhóm người thường xuyên đi chơi vào buổi tối", Juan Pelayo, thiếu niên 17 tuổi ở Valladolid, cho biết. "Nếu ra ngoài, bạn có thể lây bệnh cho cha mẹ mình, sau đó là lây cho mọi người xung quanh, hãy nhớ rằng có rất nhiều người cao tuổi đã qua đời".

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới, với hơn 8,5 triệu ca nhiễm trên toàn quốc và hơn 224.000 ca tử vong, theo số liệu của Đại học Johns Hopkins.

Dịch bệnh đã trở thành một vấn đề trọng tâm trước cuộc bầu cử ngày 3/11, khi đây vẫn là chủ đề trong hai cuộc tranh luận giữa Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden.

Sau Mỹ, các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Brazil, Ấn Độ, Mexico và Anh. Colombia trở thành quốc gia mới nhất ghi nhận một triệu ca nhiễm COVID-19, trong khi Pháp ghi nhận kỷ lục 24 giờ với hơn 45.000 ca nhiễm mỗi ngày.

Chính phủ Pháp đã mở rộng lệnh giới nghiêm qua đêm để áp dụng cho các khu vực có khoảng 46 triệu người sinh sống.

Ở nước láng giềng Đức, Frankfurt là thành phố mới nhất hủy bỏ chợ Giáng sinh truyền thống, thường thu hút hơn hai triệu du khách.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo "quá nhiều quốc gia đang chứng kiến sự gia tăng theo cấp số nhân của các trường hợp mắc COVID-19 và điều đó hiện dẫn tình trạng quá tải ở các bệnh viện".

Theo AFP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.