Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng?

Thương vụ bán BrahMos cho VN nếu thành công thể hiện một cách trực tiếp của Ấn Độ và gián tiếp của Nga sự ủng hộ đối với việc tăng cường tiềm lực răn đe quân sự của VN nhằm bảo vệ chủ quyền.
Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng?

Theo VND, Việt Nam có thể sớm nhập khẩu tên lửa hành trình BrahMos từ Ấn Độ. Việc bán tên lửa này cho Việt Nam phần nào thể hiện thái độ ủng hộ của Ấn Độ và Nga đối với việc bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam.

Việc đàm phán bán tên lửa siêu âm siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác phát triển cho Việt Nam đang ở “giai đoạn cao” và đã được bàn luận nhiều. Việt Nam lần đầu tiên bày tỏ quan tâm đến việc mua sắm tên lửa này vào năm 2011. Việc bán các tên lửa hành trình này cho Việt Nam đòi hỏi phải có sự chấp thuận của cả hai chính phủ Ấn Độ và Nga.

Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng? ảnh 1

Tên lửa BrahMos.

Vào năm 2011, Việt Nam đã được Hội đồng giám sát Ấn-Nga xác định là “quốc gia bạn bè”, cho phép đàm phán chính thức về việc bán tên lửa này. Cuối năm 2013, phía Việt Nam đã đề xuất đàm phán chính thức. Tuy việc Ấn Độ và Việt Nam đàm phán về BrahMos đã được biết đến một thời gian, các thông tin mới cho thấy, một hợp đồng có thể trở thành hiện thực.

Dấu hiệu cho thấy, New Delhi và Hà Nội có thể đã đến gần hơn một thỏa thuận về BrahMos sau chuyến thăm bốn ngày của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee đến Việt Nam. Đáng chú ý là nó diễn ra khi New Delhi tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đầu tiên sau khi nhậm chức đến Ấn Độ.

Trung Quốc, một bên yêu sách chủ quyền chính trên Biển Đông, sẽ không hoan nghênh thỏa thuận này vì nó sẽ cải thiện khả năng răn đe của Việt Nam.

Theo một số nhà phân tích, việc Ấn Độ quan tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam được thúc đẩy bởi cả chính sách “Hướng Đông” và ý đồ ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. New Delhi cũng có lợi ích trực tiếp từ các đề nghị của Việt Nam. Ví dụ, trước chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj tới Hà Nội kéo dài thời hạn hợp đồng thăm dò 2 lô dầu khí ở Biển Đông với Ấn Độ.

Việc mua sắm BrahMos sẽ là một sự bước ngoặt chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Nó sẽ chủ yếu dùng để tăng cường khả năng răn đe đáng tin cậy chống lại Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng tháng 5-6/2014 liên quan đến giàn khoan dầu Hải Dương 981 của Trung Quốc cho thấy, Việt Nam vẫn được trang bị chưa đủ để ngăn chặn Trung Quốc tìm cách kiểm soát các vùng biển tranh chấp.

Việt Nam mua tên lửa của Ấn Độ khiến Trung Quốc hốt hoảng? ảnh 2

Tên lửa BrahMos-A được tích hợp với hệ thống vũ khí của tiêm kích Su-30MKI.

Việc mua BrahMos sẽ là cái đinh chốt thứ hai trong chiến lược răn đe phi đối xứng của Việt Nam, sau đinh chốt thứ nhất là mua 6 tàu ngầm lớp Kilo cải tiến của Nga.

Các tên lửa siêu âm BrahMos sẽ cho phép Việt Nam đe dọa bất kỳ vũ khí hải quân nào mà Trung Quốc có thể sử dụng chống Việt Nam trong tương lai.

BrahMos được coi là một trong những tên lửa hành trình siêu đẳng nhất từng có. Nó cũng là tên lửa hành trình bay nhanh nhất hiện nay có trong trang bị với tốc độ 3M.

Ngoài Việt Nam, chính phủ Ấn Độ đang xem xét xuất khẩu tên lửa BrahMos cho một số quốc gia khác. Theo Giám đốc điều hành của công ty BrahMos Aerospace Ltd, điều kiện quan trọng để các nước được phép mua tên lửa này là họ về cơ bản phải là quốc gia “thân thiện với cả Ấn Độ và Nga”.

Trước hết phải khẳng định rằng, thương vụ bán BrahMos cho Việt Nam nếu thành công thể hiện một cách trực tiếp của Ấn Độ và gián tiếp của Nga sự ủng hộ đối với việc tăng cường tiềm lực răn đe quân sự của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Về mặt thương mại quân sự, nếu Việt Nam mở hàng BrahMos, tên lửa này sẽ có cơ hội lớn hơn nhiều trên thị trường thế giới, nâng cao được vị thế Ấn Độ trên thế giới và khu vực, đồng thời gỡ cho Nga thế kẹt trong quan hệ với Ấn Độ khi cứ lần lữa không chịu mua BrahMos để trang bị cho quân đội Nga và thế kẹt trong quan hệ với Trung Quốc khi không trực tiếp bản loại siêu tên lửa này cho Việt Nam.

Nguyễn Hoàng

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.