5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2

Nhiều loài vũ khí mới với ý tưởng độc đáo đã được phát minh trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng không phải vũ khí nào cũng phát huy tác dụng như thiết kế.
5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2

1. Bệ phóng hỏa tiễn loại nhỏ trên hạm

Bệ phóng hỏa tiễn không xoay được chế tạo nhằm bảo vệ các tàu khỏi máy bay của địch. Hỏa tiễn được phóng từ tàu có thể đạt tới hơn 300m trước khi phát nổ và bung những quả mìn gắn được gắn vào dù.

Mục đích của loại vũ khí này là nhằm tạo ra một bãi mìn trên không, và máy bay địch có thể bị mắc vào đống dây cáp, kéo mìn về phía thân và phát nổ.

5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2 - anh 1

Tuy nhiên, những bãi mìn trên không này rất bị phát hiện và các phi công có thể điều khiển máy bay tránh chúng dễ dàng. Số mìn chưa phát nổ lại bay theo gió và thường bay trở lại các tàu chiến của Anh đã bắn chúng lên trời.

2. Chó mang bom tự sát

Năm 1942, Phát xít Đức xâm chiếm Liên Xô bằng xe tăng "Panzer". Binh sĩ Nga đã nghĩ ra sáng kiến biến chó thành mìn chống tăng bằng cách buộc các khối thuốc nổ quanh cơ thể chó.

Trong quá trình huấn luyện, cho bị bỏ đói và chúng được hướng dẫn tìm thức ăn được giấu dưới xe tăng. Khi những chú chó cảm tử ở dưới xe tăng, chúng được huấn luyện kéo ngòi nổ bằng răng.

5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2 - anh 2

Tuy nhiên, hầu hết các chú chó này không thể hoàn thành nhiệm vụ trong bối cảnh chiến sự dữ dội với hình ảnh, âm thanh và mùi vị của chiến trường. Chúng thường chạy vòng quanh và trở về phía những người huấn luyện của chúng, và bị bắn ngay lập tức.

3. Khẩu súng lớn nhất từ trước tới nay

Mong muốn xâm lược Pháp, trùm Phát xít Đức Adoft Hitler đã yêu cầu một loại vũ khí mới có chọc thủng phòng tuyến Magino ở miền đông bắc Pháp.

Năm 1941, nhà máy sản xuất vũ khí Friedrich Krupp A.G. của Đức đã chế tạo ra khẩu súng Gustav cao 4 tầng, dài 47m, nặng 1.350 tấn, bắn đạn nặng 4,5 tấn từ nòng súng khổng lồ dài 30m.

5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2 - anh 3

Tuy nhiên, nhược điểm của khẩu súng là chỉ có thể vận chuyển bằng xe hỏa, và dễ dàng bị các máy bay ném bom của quân đồng minh phát hiện. Dự án này phá sản chỉ trong vòng một năm.

4. Thần công V-3

Được sáng chế năm 1944, thần công V-3 là phiên bản nâng cấp từ tên lửa V-1 và V-2 của quân đội Đức. Nó được thiết kế với nòng dài 126m để tăng vận tốc phóng ra các quả đạn pháo, sao cho có thể bay tới London từ khoảng cách 150 km.

Nhưng khi được đưa vào tham chiến, vận tốc phóng đạn pháo chỉ bằng chưa đầy một nửa so với thiết kế.

5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2 - anh 4

Hitler ra lệnh sản xuất 50 khẩu thần công loại này. Nhưng trước khi các kế hoạch V-3 ban đầu được thực thi, quân Đồng minh đã oanh tạc và phá hủy khẩu thần công, bất chấp nỗ lực của Đức nhằm giấu loại vũ khí này.

5. Thiết bị phá hoại điều khiển từ xa

Hệ thống Goliath của Đức còn được quân đội Mỹ gọi là ‘bọ cánh cứng’, vận hành bằng điều khiển từ xa.

Đây là một chiếc xe tăng mini, chạy bằng hai mô-tơ điện, sau đó được thay thế bằng gas, có khả năng mang theo 45kg thuốc nổ.

5 loại vũ khí kỳ dị nhất trong Thế chiến 2 - anh 5

Xe tăng mini này có nhiệm vụ đặt thuốc nổ ở mặt dưới xe tăng quân Đồng minh. Tuy nhiên, hệ thống Goliath này có vấn đề với hệ thống điều khiển từ xa, nên sau đó các mô hình điều khiển bằng sóng radio được đưa vào thay thế.

Xem thêm:

- 'Kẻ đồng lõa' đáng gờm của Phát Xít Nhật trong Thế chiến thứ 2 là ai?

- Bí mật về căn hầm tối của Hải quân Nhật thời Thế chiến 2

- 6 vụ ám sát Adolf Hitler bất thành của thế kỷ

- 5 trận hải chiến ác liệt nhất trong lịch sử

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.