Anh chìm vào ‘vũng lầy suy thoái’ hậu Brexit

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Những lãnh đạo nước Anh đi đầu trong phong trào Brexit từng tuyên bố sẽ “sớm kiểm soát tình hình” và phát triển nền kinh tế đất nước đi lên sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Nhưng viễn cảnh đó chưa từng xảy ra trên đất nước Anh, Brexit đã đẩy quốc gia này chìm sâu vào tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài.
Hình ảnh đường phố vắng vẻ, đìu hiu tại Anh.
Hình ảnh đường phố vắng vẻ, đìu hiu tại Anh.

Một số lượng lớn các cửa hàng trên các tuyến phố lớn chỉ có thể hoạt động cầm chừng, hoặc thậm chí còn phải đóng cửa, dừng hoạt động. Nhiều gia đình ở Anh hiện phải dự trữ chăn để tránh rét, chống chọi vượt qua một mùa đông không có máy sưởi. Người dân có hoàn cảnh khó khăn xếp hàng dài trên các con phố để nhận trợ cấp lương thực, thực phẩm từ chính quyền địa phương. Các khu vui chơi giải trí, quán bar vắng vẻ, đìu hiu, luôn trong tình trạng phải đóng cửa sớm. Đó chính là cuộc sống thực tế tại nước Anh - một “vũng lầy suy thoái” thời kỳ hậu Brexit.

Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nước Anh nhiều khả năng sẽ trở thành nền kinh tế lớn kém triển vọng nhất thế giới, đồng thời là nền kinh tế lớn duy nhất sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2023.

Ở Penrith, một thị trấn có xu hướng ủng hộ Đảng Bảo thủ, nằm ở phía bắc nước Anh, hầu hết các cửa hàng đều đóng cửa vào lúc 4 giờ chiều, thậm chí một số nơi thậm chí chỉ mở cửa 3 – 4 ngày mỗi tuần. Một quán rượu nổi tiếng có tuổi đời 25 năm và một cửa hàng tạp hóa đã hoạt động 18 năm tại địa phương này mới đây cũng đã thông báo rằng họ sẽ đóng cửa trong thời gian tới.

Những gì đang diễn tại nước Anh là hệ lụy từ vô số vấn đề như đại dịch COVID-19, tình trạng lạm phát tăng cao, cuộc xung đột Nga – Ukraine, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng chi phí sinh hoạt, đình công, thiếu lương thực, nghèo đói và bất bình đẳng gia tăng. Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu kéo nước này vào “vũng lầy” này được cho là xuất phát từ những tác động tiêu cực của Brexit và sự bất ổn định trong chính trường Anh.

Brexit làm tăng thêm các gánh nặng về thủ tục hành chính, cũng như về mặt tài chính cho cả các doanh nghiệp của Anh, và các công ty nước ngoài, đặc biệt là công ty của châu ÂU, đặt trụ sở tại quốc gia này. Bên cạnh đó, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Anh và EU cũng gặp nhiều trở ngại, gián tiếp khiến cho tổng mức đầu tư, thương mại của nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới bị sụt giảm đáng kể.

Văn phòng Trách nhiệm ngân sách Anh (OBR) dự báo GDP dài hạn của nước này sẽ giảm 4% do những tác động từ Brexit, tương đương 100 tỷ bảng Anh (124 tỷ USD) sản lượng bị mất và 40 tỷ bảng Anh (49 tỷ USD) khoản thu ngân sách bị thâm hụt mỗi năm.

Anh chìm vào ‘vũng lầy suy thoái’ hậu Brexit ảnh 1

Những kệ hàng trống trơn tại một cửa hàng tạp hóa ở Anh vào ngày 31/1.

London là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới trong vài thế kỷ và là trung tâm tài chính lớn nhất ở châu Âu. Tuy nhiên, Brexit đã thúc đẩy ‘một làn sóng dịch chuyển’ trong giới tri thức, số lượng lớn các chuyên gia tài chính từng sinh sống và làm việc tại thủ đô của Anh hiện đã chuyển đến các thành phố khác trong EU, trong đó phần đông đã lựa chọn Paris là điểm đến mới. Có thể thấy, giờ đây “Kinh đô ánh sáng” đang thách thức vị trí số một của trung tâm tài chính London tại khu vực châu Âu .

Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vương quốc Anh đã sụt giảm đáng kể, từ mức 4% vào năm 2010 xuống chỉ còn 1,7% vào năm 2021. Những hệ quả hậu Brexit thậm chí đã đi sâu vào đời sống của từng hộ gia đình tại Anh. Theo một báo cáo của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, người dân Anh phải chi trả hóa đơn thực phẩm tăng trung bình 210 bảng Anh (259 USD) trong giai đoạn từ năm 2019 – 2021, khiến người tiêu dùng nước này chịu thiệt hại 5,8 tỷ bảng Anh (7 tỷ USD), một “đòn giáng mạnh” lên cuộc sống những người có thu nhập thấp.

Ở một diễn biến khác, Scotland, hiện cũng đang “nung nấu” ý định tách khỏi Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, khi theo đuổi cuộc trưng cầu dân ý về việc chia tách lần thứ hai. Trong cuộc trưng cầu ý dân về Brexit hồi năm 2016, có đến 62% cử tri Scotland phản đối việc rời khỏi “mái nhà chung” EU.

Anh chìm vào ‘vũng lầy suy thoái’ hậu Brexit ảnh 2

Người dân Anh di chuyển trên con phố trầm tĩnh.

Theo một cuộc khảo sát gần đây của đơn vị YouGov cho thấy, khi được hỏi liệu rời khỏi EU có phải là một quyết định đúng không, chỉ 34% trong số những người dân Anh được hỏi trả lời “có”, trong khi có đến 54% chọn “không”. Tuy nhiên, chính phủ Anh đến nay vẫn duy trì lập trường cho rằng Brexit chính là con đường giúp quốc gia này phát triển đi lên với một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ. Lập trường này được đưa ra trong bối cảnh nước Anh đang tiến hành kỷ niệm 3 năm ngày Brexit có hiệu lực, chính thức rời khỏi EU, bất chấp những khủng hoảng chính trị kéo dài, khi quốc gia này thay đổi đến 5 vị thủ tướng chỉ trong vòng 6 năm.

Mặc dù Brexit không phải là tác nhân duy nhất kéo Anh rơi vào cuộc khủng hoảng ở nhiều mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, nhưng không thể phủ nhận rằng mức sống của người dân nước này đã sụt giảm xuống mức thấp trong vòng một thế kỷ kể từ sau khi rời khởi EU. Vẫn còn phải xem việc rời khỏi EU sẽ diễn ra như thế nào trong thời gian dài, nhưng hiện tại, người dân nghèo hơn và khốn khổ hơn, và đất nước bị cô lập nhiều hơn. Tuy nhiên, liệu nước Anh có thể thoát ra khỏi “vũng lầy” sau cuộc “chia tay” với Liên minh châu Âu hay không vẫn là một diễn biến cần phải theo dõi nhìn trong dài hạn.

Theo Foreign Policy
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
Hàn Quốc và Mỹ diễn tập đổ bộ quy mô lớn
(Ngày Nay) - Theo hãng tin Yonhap ngày 29/3, Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập đổ bộ quy mô lớn, trong đó huy động các lực lượng binh sĩ, tàu đổ bộ, máy bay chiến đấu tàng hình và trực thăng.
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
Thánh địa Mỹ Sơn sẽ đón 300.000 khách trong năm 2023
(Ngày Nay) - Giám đốc Ban Quản lý Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn (xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) Phan Hộ cho biết: Trung bình mỗi ngày, khách du lịch đến Mỹ Sơn dao động từ 1.300 đến 1.500 người, tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng này, Di sản Văn hóa Thế giới Mỹ Sơn đặt kế hoạch đón 300.000 khách trong năm 2023.
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
HLV Troussier tin U23 Việt Nam đang đi đúng hướng
(Ngày Nay) - Sau giải đấu Doha Cup 2023, HLV Philippe Troussier khẳng định không cảm thấy tiếc nuối hay hối hận nhưng cũng lường trước những quan điểm trái ngược khi đội bóng thua cả 3 trận.
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
Kỹ sư trẻ với ý tưởng dùng drone trong canh tác nông nghiệp
(Ngày Nay) - Với khát vọng tạo sinh kế bền vững cho nông dân, kỹ sư trẻ Nguyễn Văn Thiên Vũ và các cộng sự đã tạo ra những chiếc máy bay không người lái (drone) nhằm hỗ trợ nông dân canh tác hiệu quả, tạo bước ngoặt trong nông nghiệp.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
Chứng khoán Bản Việt (VCSC) bất ngờ muốn đổi tên
(Ngày Nay) - Theo VCSC, việc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như VCSC, Viet Capital Securities, VCI, Chứng khoán Bản Việt đã làm pha loãng sức mạnh thương hiệu của công ty và do đó cần phải nhanh chóng đồng nhất bộ nhận diện thương hiệu.