Ảnh chụp nCoV đang 'giết chết' tế bào con người

Mới đây, các nhà khoa học đã công bố những hình ảnh quá trình nCoV phá hủy tế bào con người, làm sáng tỏ hơn sự nguy hiểm của chủng virus này lên cơ thể vật chủ.
nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ
nCoV (màu tím) bám dày đặc trên tế bào bệnh nhân Covid-19 ở Mỹ

Những hình ảnh do Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID) chụp bằng kính hiển vi điện tử quét.

Theo NIAID, những hình ảnh đã xử lý màu cho thấy hàng trăm hạt nhỏ li ti bám chặt lấy bề mặt tế bào niêm mạc hô hấp. Các tế bào này được lấy từ mẫu bệnh phẩm của một công dân Mỹ mắc Covid-19 cách đó không lâu. Tại thời điểm được quan sát, tế bào vật chủ đã rơi vào tình trạng chết rụng tế bào.

Virus corona trông giống như một khối cầu tạo bởi vật chất hữu cơ, bọc lấy ARN mang thông tin di truyền bên trong. Chúng chỉ có đường kính khoảng 120-160 nanomet, vì thế kính hiển vi quang học thông thường không thể quan sát được chủng virus này. Các nhà khoa học đã phải sử dụng đến kính hiển vi điện tử độ phân giải cao, bắn một chùm tia để quét mẫu vật và chụp những gì được phản xạ lại.

Không giống như vi khuẩn, Covid-19 nói riêng và các chủng virus nói chung không được bảo vệ trong lớp màng tế bào vững chắc. Vật chất di truyền của chúng cũng không đầy đủ một chuỗi ADN như các sinh vật bậc cao. Thế nhưng, chính nhờ sự đơn giản này mà Covid-19 trở nên rất nguy hiểm.

Ảnh chụp nCoV đang 'giết chết' tế bào con người ảnh 1

Một tế bào chết rụng (màu xanh) bị nhiễm nặng virus SARS-CoV-2 (màu vàng)

Sau khi xâm nhập cơ thể vật chủ, virus sử dụng các protein để xuyên màng tế bào hô hấp. Một khi vào được bên trong thì các cơ chế phòng vệ của vật chủ rất khó tiêu diệt được tác nhân gây bệnh này. Chúng sẽ chiếm quyền kiểm soát tế bào, dùng năng lượng trong tế bào sản sinh ra hàng vạn bản sao khác.

Khi số lượng bản sao đủ lớn, chúng phá nát thành tế bào và tràn ra ngoài, đi tìm những tế bào mới còn lành lặn để gây bệnh. Quá trình trên lặp đi lặp lại cho đến khi một trong hai bị tiêu diệt.

Theo Vietnamnet
TIN LIÊN QUAN
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.