Australia chú trọng tái chế rác hữu cơ để củng cố nền kinh tế tuần hoàn

0:00 / 0:00
0:00
Nhằm củng cố nền kinh tế tuần toàn, chính quyền Vùng thủ đô Australia (ACT) vừa công bố đầu tư dự án xây dựng một nhà máy tái chế rác thải hữu cơ quy mô lớn.
Australia chú trọng tái chế rác hữu cơ để củng cố nền kinh tế tuần hoàn

Nhà máy có tên gọi Thực phẩm hữu cơ và Vườn hữu cơ (FOGO) sẽ sớm khai trương tại thủ đô Canberra. Dự án này được thúc đẩy sau thành công của dự án thí điểm FOGO tái chế rác thải hữu cơ của 5.000 hộ gia đình ở khu vực ngoại ô phía Bắc của thủ đô Canberra.

Sự ra đời của nhà máy này sẽ giúp xử lý đồ ăn, thực phẩm bị vứt bỏ thay vì chôn lấp như trước kia, trở thành phân bón giàu dinh dưỡng cho đất trồng.

Đây là nỗ lực của chính quyền Vùng thủ đô Australia trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí phát thải gây ô nhiễm môi trường của thành phố.

Theo Bộ trưởng Giáo thông và các dịch vụ ACT, ông Chris Steel việc tái chế rác thải thực phẩm và vườn không chỉ giúp tạo ra nguồn phân bón hữu cơ giàu sinh dưỡng cho cây trồng, mà còn giúp cắt giảm lượng khi thải tới 30% khi các loại rác thải này không còn bị chôn lấp.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, nhà máy này có thể xử lý 50.000 tấn nhiên liệu FOGO mỗi năm, với công suất có khả năng mở rộng lên tới 70.000 tấn trong tương lai.

Là khu vực tập trung đông dân cư, 1/3 rác thải gia đình ở Vùng thủ đô Australia là thực phẩm. Mỗi năm, cơ quan chức năng phải chôn lấp khoảng 26.000 tấn rác thực phẩm. Do đó, ông Steel khẳng định FOGO là một phần quan trọng trong kế hoạch của chính quyền Vùng thủ đô Australia đối với nền kinh tế tuần hoàn của thành phố, biến những thứ hiện được coi là rác thải thành các sản phẩm có giá trị như phân trộn, có thể được sử dụng trong nông nghiệp, trồng nho và sử dụng cho các công viên và khu vườn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).