Bắc Kinh phản ứng khi bị chính quyền Trump thề ngăn chặn ở Biển Đông

(Ngày Nay) - Bắc Kinh hôm nay kêu gọi Mỹ hành động và phát ngôn cẩn trọng về Biển Đông, sau khi chính quyền tân Tổng thống Trump tuyên bố sẽ chặn Trung Quốc chiếm vùng biển quốc tế ở Biển Đông.
 Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Reuters
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: Reuters

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh đưa ra bình luận trên trong cuộc họp báo thường kỳ hôm nay, theo Reuters. Bà Hoa cho rằng Mỹ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp ở Biển Đông và ngang nhiên nói Trung Quốc "có chủ quyền không thể tranh cãi" ở Trường Sa của Việt Nam.

"Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ tôn trọng sự thực, cẩn trọng trong bình luận và hành động của mình, để tránh ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực", người phát ngôn Hoa Xuân Doanh nói. Bà Hoa cũng tuyên bố quyết tâm của nước này ở Biển Đông "sẽ không thay đổi".

Sean Spicer, phát ngôn viên Nhà Trắng hôm 23/1 cho biết Mỹ "chắc chắn sẽ bảo vệ các lãnh thổ quốc tế khỏi việc bị một nước chiếm giữ", khi được hỏi về quan điểm của ông Rex Tillerson đối với vấn đề Biển Đông mới đây. Ngoại trưởng được Trump đề cử Rex Tillerson trong một phiên điều trần trước quốc hội tuyên bố Bắc Kinh không được phép tiếp cận các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Ông Spicer từ chối hé lộ về việc Mỹ sẽ áp dụng các biện pháp như thế nào để ngăn chặn Trung Quốc, cho hay "sẽ cung cấp thêm thông tin" sau.

Các nhà phân tích nhận định những bình luận của ông Tillerson và ông Spicer hé mở về khả năng Mỹ sẽ có hành động quân sự, thậm chí là bao vây hải quân, dẫn tới nguy cơ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông.

Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối quốc tế. Nước này bồi đắp, cải tạo các bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam thành các đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở vật chất trái phép trên đó. Tháng 7/2016, tòa trọng tài ở The Hague ra phán quyết khẳng định Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông và "đường lưỡi bò" do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.