Bạo lực học đường: Vấn nạn toàn cầu

(Ngày Nay) - Bạo lực học đường tiếp tục là vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Hậu quả của nó là những nỗi đau cả về thể chất lẫn tinh thần, thậm chí cướp đi sinh mạng của các học sinh, đồng thời hủy hoại môi trường văn hóa trường học.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1.  Tháng 8/2017, một cặp phụ huynh Mỹ đã đâm đơn kiện trường học của con trai họ ra Tòa án vì cho rằng môi trường học đường nguy hiểm, đầy rẫy bạo lực tại đây liên quan tới cái chết của con trai họ. Tháng 1/2017, con trai họ là Gabriel Taye – 8 tuổi, học sinh lớp 3 trường tiểu học Carson Elementary thuộc hệ thống trường học công Cincimati ở tiểu bang Ohio – dùng cà-vạt thắt cổ tự tử ở nhà.

Hai ngày trước khi vụ việc xảy ra, Gabriel Taye được cho là đã bị một học sinh khác tấn công đến mức ngất xỉu ngay lập tức trong nhà vệ sinh của trường Carson Elementary. Suốt hơn 7 phút Gabriel Taye nằm bất tỉnh dưới sàn, bất chấp camera an ninh của trường hoạt động, một số học sinh khác đi ngang qua tiếp tục chửi bới, thúc, đá vào người cậu bé này. Gabriel chắc chắn bị chấn thương, trong đó có khả năng chấn thương đầu. Sau khi có người lớn bước vào nhà vệ sinh và trông thấy Gabriel, cậu được đưa tới phòng y tế của trường.

Bạo lực học đường: Vấn nạn toàn cầu ảnh 1Cậu bé Gabriel Taye (Nguồn: CNN)

Theo CNN, sau khi Gabriel tự tử, một cảnh sát điều tra đã được giao xem xét lại đoạn video trích xuất từ camera an ninh trường học. Trong một bức thư điện tử, điều tra viên này nói với ban quản lý trường Carson Elementary rằng anh ta thấy một một vụ tai nạn trong phòng vệ sinh trường học trước khi Gabriel chết. Anh ta cũng thấy “hành động bắt nạt” mà thậm chí nó có thể bị nâng lên thành một “cuộc tấn công có tính chất tội phạm”.

Tháng 5/2017, khi vụ việc vỡ lở, ban quản lý trường Carson Elementary công bố video từ camera an ninh, song cảnh báo rằng đoạn video này không cho thấy hành vi bạo lực như những cáo buộc từ truyền thông.

Tuy nhiên, cha mẹ Gabriel vẫn cáo buộc nhà trường thờ ơ để các hành vi bạo lực, bắt nạt học đường lan tràn; khi sự việc xảy ra, nhà trường chỉ thông báo với phụ huynh là Gabriel bị ngất đột ngột và đã nhanh chóng hồi phục, trong khi giấu nhẹm thông tin việc Gabriel bị tấn công và chấn thương ngay tại trường. Chính vì thế, cha mẹ Gabriel không đưa ra được những biện pháp chữa trị kịp thời cho Gabriel. Cuối ngày hôm đó, khi Gabriel có biểu hiện buồn nôn, mẹ cậu mới đưa cậu đến bệnh viện. Mẹ Gabriel đau đớn nói : “Nếu biết những gì Gabriel phải trải qua ở trường Carson Elementary, chúng tôi đã cho con tự học ở nhà hoặc chuyển con đến một trường khác. Nó sẽ được bảo vệ”.

Đơn kiện của cha mẹ Gabriel còn cáo buộc hệ thống trường học công Cincimati ở Ohio “nhắm mặt làm ngơ” đối với “văn hóa bạo lực” ở trường Garson Elementary, không chỉ với trường hợp của Gabriel mà còn với ít nhất 14 trường hợp khác bị ném ghế, bị đánh và đe dọa trong năm học 2016 – 2017. Các bên bị đơn bày tỏ sự đau buồn trước cái chết của Gabriel và chia sẻ cảm thông với gia đình nạn nhân, song tuyên bố không bình luận gì thêm khi vụ kiện bắt đầu.

Vụ việc của Gabriel cho thấy tính chất nghiêm trọng của nạn bạo lực học đường, không chỉ ở Mỹ mà ở nhiều quốc gia khác. Theo báo cáo toàn cầu về “Bạo lực và bắt nạt học đường” do UNESCO công bố tháng 1/2017, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 246 triệu trẻ em và thanh niên là nạn nhân của bạo lực học đường.

Bạo lực học đường: Vấn nạn toàn cầu ảnh 2Bạo lực và bắt nạt học đường đang là vấn nạn toàn cầu 

Đến nay chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, song có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục, bạo lực ngôn ngữ, sự bắt nạt, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.

Các số liệu thống kê từ Châu Âu, Bắc Mỹ và Australia cho thấy bắt nạt là hình thức phổ biến của bạo lực học đường. Ở nhiều nước trong các khu vực khác, bạo lực thể xác, gồm những trừng phạt của giáo viên nhằm vào thân thể học sinh, lại xảy ra nhiều hơn.

Theo UNESCO, bạo lực và bắt nạt học đường xâm phạm tới quyền giáo dục và sức khỏe của trẻ em. Có những bằng chứng rõ ràng rằng bạo lực và bắt nạt học đường ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập, sức khỏe tinh thần – thể chất, cảm xúc hạnh phúc…của cả nạn nhân lẫn kẻ thực hiện hành vi bạo lực.

Một số nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn đến trường vì bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế”. Tình trạng lo âu, sợ hãi đối phó với những kẻ bắt nạt, chán nản và cô đơn kéo dài có thể khiến trẻ bị stress hoặc thậm chí trầm cảm, kéo theo ý muốn tự tử. Rất có thể, cái chết của Gabriel nêu ở trên có liên quan tới việc cậu bé bị bắt nạt ở trường.

Nhiều nghiên cứu thực hiện ở các nước Bắc Mỹ, một số nước Châu Âu, và Châu Á đã cho thấy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hành vi thường xuyên bắt nạt người khác ở thời niên thiếu của một cá nhân với những hành vi phạm pháp hoặc thiếu khả năng duy trì những mối quan hệ tốt sau này khi trưởng thành. Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Bạo lực học đường còn ảnh hưởng tới cả gia đình học sinh, nhà trường và rộng ra là cả xã hội.

2. Báo cáo của UNESCO khẳng định việc giải quyết nạn bạo lực học đường đòi hỏi cách tiếp cận và phản ứng một cách tổng thể của ngành giáo dục từng quốc gia. Việc phòng chống bạo lực học đường phải được thực hiện dựa trên nỗ lực từ rất nhiều phía, như nhà trường, gia đình và các em học sinh, gồm cả những em thực hiện hành vi, nạn nhân hay người chứng kiến bạo lực tại trường học.

Thứ nhất, phải xây dựng và thực thi các luật, chính sách quốc gia bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trước các hành vi bạo lực, bắt nạt học đường; huy động các nguồn lực tương xứng để giải quyết vấn nạn này. Việc ban hành luật đối với trường học đã được nhiều quốc gia thực hiện, chẳng hạn: Hàn Quốc ban hành luật chống bạo lực, bắt nạt học đường (năm 2004); Australia có Khuôn khổ An toàn Trường học Quốc gia (năm 2003) để thúc đẩy cách tiếp cận mang tính quốc gia về vấn đề bạo lực học đường; Phần Lan thực hiện Luật giáo dục cơ bản, theo đó khẳng định mọi học sinh có quyền học tập trong môi trường an toàn; Thụy Điển có Luật chống phân biệt đối xử (2009) và Luật giáo dục (2010) cấm mọi hình thức phân biệt đối xử và bắt nạt trong trường học; Philippines ban hành Luật chống bắt nạt, yêu cầu mọi trường tiểu học và trung học phải có các chính sách ngăn ngừa, trừng phạt bạo lực học đường…

Ở Mỹ, tuy không có luật riêng ở cấp liên bang song vẫn có một số luật đề ra khuôn khổ chống bạo lực học đường như “Luật cộng đồng và trường học không ma túy”. Hầu hết các tiểu bang ở Mỹ đã đề xuất yêu cầu để phát triển các chính sách nhằm ngăn chặn và can thiệp tình trạng bạo lực nơi trường học. Hơn 10 bang cho phép các trường giải quyết việc bắt nạt xảy ra ngoài trường học miễn là nó ảnh hưởng tới học sinh trong trường. Mỗi bang đều có chính sách riêng để giải quyết vấn đề bạo lực học đường, song mục tiêu chính vẫn là các biện pháp ngăn chặn và can thiệp. Ngoài ra có 36 bang đã có các biện pháp để đối phó với tình trạng bắt nạt trên mạng. Một số quốc gia cũng đã áp dụng luật chống bắt nạt trên mạng như Australia, Phillippines, New Zealand…

Thứ hai, tạo dựng môi trường học tập an toàn; quản lý tốt; phát triển và thực thi các nội quy, quy tắc ứng xử học đường; đảm bảo rằng các cán bộ nhân viên, giáo viên trường học nếu vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng.

Thứ ba, tăng cường năng lực giáo dục thông qua việc đào tạo, hỗ trợ cho các giáo viên, nhân viên trường học cũng như học sinh đủ hiểu biết và kỹ năng phòng chống bạo lực, phản ứng kịp thời trước các vụ bạo lực, bắt nạt ở trường học. Một trong những biện pháp có thể giải quyết gốc rễ vấn đề bạo lực học đường là đưa các nữ sinh và học sinh “cá biệt” vào các vị trí “thủ lĩnh” lớp học, phân công những việc vặt trong trường một cách công bằng giữa nam sinh và nữ sinh, tuyển dụng thêm nhiều nữ giáo viên trong các trường học…

90% các trường học tại Phần Lan đều áp dụng một chương trình phòng chống bạo lực học đường mang tên KiVa. KiVa được xem là một trong các chương trình ngăn chặn bạo lực học đường thành công nhất trên thế giới, dựa trên những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề bạo lực tại trường học và cơ chế của nó. Ngoài việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình và nhà trường, KiVa đặc biệt tập trung lắng nghe và khuyến khích tiếng nói của những đứa trẻ là người đứng ngoài chứng kiến những vụ bạo lực tại trường học; giúp các em nâng cao sự đồng cảm và giúp đỡ các bạn là nạn nhân của các vụ bạo lực học đường. KiVa yêu cầu mọi nhân viên và giáo viên trước khi đứng lớp phải trải qua khóa đào tạo bắt buộc về chống bạo lực học đường. Ngoài Phần Lan, KiVa hiện còn được áp dụng tại một số trường học tại Bỉ, Estonia, Hà Lan, New Zealand và Anh.

Thứ tư, tăng cường nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực từ bạo lực học đường; hợp tác với các ngành khác ở cấp quốc gia và địa phương; hợp tác với các giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng; khuyến khích sự tham gia tích cực của chính học sinh để ngăn chặn nạn bạo lực học đường. Thực tế có một số phụ huynh và giáo viên không để ý tới các hành vi bạo lực học đường, đôi lúc còn cho rằng chuyện đánh nhau, bắt nạt chỉ là một phần không có hại trong quá trình trưởng thành của trẻ. Năm 2013, UNICEF đã đưa ra sáng kiến “Chấm dứt Bạo lực” để thúc đẩy nhận thức toàn cầu về vấn đề này.

Thứ năm, tạo ra các cơ chế báo cáo, thảo luận riêng tư về những vụ việc nhạy cảm liên quan bạo lực học đường (ví dụ lập các đường dây điện thoại hỗ trợ; lập các chat-room và báo cáo trực tuyến…), cung cấp tư vấn, hỗ trợ y tế và các dịch vụ khác cho nạn nhân. Ví dụ ở Hà Lan, Kindertelefoon là một dịch vụ trực tuyến ẩn danh giúp trẻ dưới 18 tuổi thảo luận hàng loạt vấn đề mà các em quan ngại, gồm bạo lực và bắt nạt học đường. Thông qua webiste, trẻ còn có thể tâm sự trực tuyến với tình nguyện viên được đào tạo bài bản.  Ở Malawi – một quốc gia nhỏ tại châu Phi, các trường học lắp đặt hộp “hạnh phúc và nỗi buồn” để học sinh có thể “mách” nhà trường về các hành vi bắt nạt; bị thày cô hành hạ  hay bắt làm việc nhà cho thày cô…

Thứ sáu, phải thu thập thông tin dữ liệu đầy đủ, toàn diện, đáng tin cậy về nguồn gốc, tình trạng của nạn bạo lực học đường, từ đó có cơ sở xây dựng chính sách và rót tài chính để giải quyết vấn đề. UNICEF đang nỗ lực thu thập số liệu về tình trạng bạo lực học đường toàn cầu ở lứa tuổi từ 11 - 15, thông qua 6 chương trình khảo sát liên quan tới 145 quốc gia trên thế giới.

TIN LIÊN QUAN
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?