Bất ổn dân sự buộc Cuba đẩy mạnh cải cách kinh tế

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Các cuộc biểu tình nổ ra ở Cuba vào tháng trước một mặt sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế khi quan hệ với Mỹ trở nên xấu đi, mặt khác sẽ buộc chính phủ nước này đẩy nhanh tốc độ cải cách.

Bất ổn dân sự buộc Cuba đẩy mạnh cải cách kinh tế

Ngày 11/7, hàng nghìn người dân đã đổ ra đường ở thủ đô Havana và các thành phố khác nhằm phản đối tình trạng thiếu lương thực, nhu yếu phẩm và mất điện trên diện rộng.

Dù các nhà chức trách Cuba đã nhanh chóng giải quyết tình trạng bất ổn, chính quyền Tổng thống Mỹ Joseph Biden vẫn áp đặt các lệnh trừng phạt nhắm vào quân đội và cảnh sát Cuba, làm tiêu tan hy vọng về việc xoa dịu quan hệ hai nước như dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama.

Cựu giáo sư Đại học Havana Omar Everleny nhận định: “Kết quả tiêu cực của cuộc biểu tình ngày 11/7 đã đóng lại hy vọng Mỹ sẽ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận dưới thời Trump".

“Điều tích cực là nó báo hiệu chúng ta phải cải thiện nền kinh tế mà không cần trông đợi vào nước Mỹ", ông Everleny khẳng định.

Kể từ khi các cuộc biểu tình diễn nổ ra, chính phủ đã hứa sẽ nhanh chóng phê duyệt các quy định đã được chờ đợi từ lâu để tạo tư cách pháp nhân cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Chính quyền Havana cũng đã công bố một số điều chỉnh đối với nền kinh tế tập trung, bao gồm việc cho phép du khách mang theo số lượng thực phẩm và thuốc miễn thuế không giới hạn và cho phép người dân bán hàng hóa mới và đã qua sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lo ngại rằng các cuộc biểu tình hồi tháng trước sẽ khiến việc làm ăn tại Cuba trở nên khó khăn hơn. Quốc gia vùng Caribe này gần như bị loại trừ hoàn toàn khỏi hệ thống tài chính quốc tế do các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Giáo sư kinh tế Ricardo Torres từ Đại học Havana, cho biết danh tiếng ổn định của Cuba đã bị lu mờ bởi các cuộc biểu tình ngày 11/7, "điều này có thể tác động tới các nhà đầu tư nước ngoài và thậm chí cả các doanh nhân trong nước".

Nền kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu của Cuba, vốn đã chịu lệnh cấm vận thương mại kéo dài gần sáu thập kỷ của Mỹ, đã bị siết chặt hơn nữa bởi các lệnh trừng phạt do chính quyền của cựu Tổng thống Donald Trump áp đặt. Đại dịch COVID-19 tiếp tục giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế Cuba, lĩnh vực du lịch - vốn là nguồn thu ngoại tệ chính, đã phải đóng cửa trong 18 tháng qua.

Theo số liệu chính thức, nền kinh tế Cuba giảm 10,8% vào năm 2020. Con số này đã giảm thêm 2% trong 6 tháng đầu năm 2021 khi so với cùng kỳ năm ngoái. Kim ngạch nhập khẩu đã giảm khoảng 40% trong 18 tháng qua.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel, một mặt đỗ lỗi cho Mỹ về tình trạng bất ổn trong nước, nhưng cũng ra hiệu rằng ông sẵn sàng cải cách và đánh giá lại các chính sách của Cuba.

Bất ổn dân sự buộc Cuba đẩy mạnh cải cách kinh tế ảnh 1

Một tàu chiến của Mexico mang theo hàng viện trợ tới Cuba. Ảnh: Reuters

Chính phủ nước này đã thừa nhận rằng họ đang rất cần sự giúp đỡ vì biến thể Delta có nguy cơ áp đảo hệ thống y tế và phá hoại những lĩnh vực còn lại của nền kinh tế.

Đã có nhiều quốc gia như Nga, Mexico, Việt Nam, Trung Quốc gửi viện trợ cho Cuba trong thời gian qua.

Chính phủ Cuba đã ban bố tình trạng khẩn cấp một năm trước và cho biết sẽ ưu tiên phát triển vaccine ngừa COVID-19, sản xuất thực phẩm, phân cấp cho các công ty nhà nước và tăng trưởng của khu vực tư nhân.

"Nhưng các cải cách đang mất quá nhiều thời gian để thực hiện và toàn bộ nền kinh tế bị quản lý quá mức", một nhà đầu tư châu Âu giấu tên cho biết. "Họ cần hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Có quá nhiều quy tắc và mọi người đều khiếp sợ vi phạm các quy tắc".

Giống như nhiều chuyên gia khác, giáo sư Omar Everleny ủng hộ các cải cách, nhưng cho rằng chính phủ Cuba cần phải làm nhiều hơn nữa.

“Họ cần phải loại bỏ tất cả các chướng ngại vật cản trở các doanh nghiệp tư nhân và cho phép bất kỳ ai phát triển và bán thực phẩm ngay bây giờ mà không cần các loại giấy phép", ông Everleny chỉ ra.

Theo Reuters
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.