Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình'

Việc Biển Đông có phải là vũ đài của một cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, một viễn cảnh mà bất kỳ quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều không muốn thấy, hay không còn phụ thuộc vào sự 'biết mình biết người' của chính Trung Quốc.
Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình'

Trung Quốc nên 'biết mình biết người'

Trong bối cảnh Trung Quốc liên tục thực hiện các hành động ngang ngước, trái phép, bất chấp luật phát quốc tế thì Washington đã nói rất rõ lập trường của Mỹ về vấn đề ở Biển Đông, mặc dù Bắc Kinh có thể sẽ lại bỏ ngoài tai một lần nữa.

Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình' - anh 1

Trung Quốc đang cải tạo phi pháp trên khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, Bắc Kinh không coi hành động của Mỹ là nhằm bảo vệ luật pháp quốc tế, mà là nhằm cản trở sự phát triển của họ. Đây là một giả thuyết đã tồn tại sẵn trong tiềm thức của nhiều chuyên gia chính trị Trung Quốc. Điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy.

Trung Quốc cũng có lợi trong việc giữ vùng biển quốc tế tự do, bởi nền kinh tế Trung Quốc cũng như hoạt động thông thương toàn cầu đều phụ thuộc vào đó. Họ có thể sẽ không muốn ngăn chặn sự ra vào của tàu biển các nước nếu nhiều nước trên thế giới phản đối.

Việc Washington thắt chặt kiểm soát quanh Trung Quốc có thể sẽ khiến cánh diều hâu trong chính phủ Trung Quốc lớn tiếng. Rất có thể đây chính là thành phần đã đề xuất các dự án cải tạo đảo ở Biển Đông và cũng là những người ủng hộ việc quân sự hóa các đảo để ngăn chặn hoạt động của Mỹ.

Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình' - anh 2

Hải quân Mỹ thông báo tàu tác chiến ven bờ USS Fort Worth đã tới Philippines sau chuyến tuần tra trên Biển Đông kéo dài 1 tuần.

Biển Đông - Nơi các cường quốc xâu xé nhau?

Biển Đông có thể sẽ trở thành vũ đài của một cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, một viễn cảnh mà bất kỳ quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều không muốn thấy. Washington cần phải khẳng định rằng những gì nước này muốn bảo về đều dựa trên pháp luật quốc tế, không phải bằng sự áp đảo về quân sự.

Hiện có rất nhiều cơ hội để thể hiện thông điệp này, khi Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long sẽ có chuyến thăm Washington sắp tới.

Tiếp sau đó sẽ là Đối thoại Chiến lược Kinh tế Mỹ - Trung vào cuối tháng, và vào tháng 9 Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp gỡ Tổng thống Barack Obama. Nhưng sự thiếu tin tưởng đối với Washington đã ăn sâu đến mức ngay cả những cơ hội đó sẽ là chưa đủ.

Trong nhiều phân tích chính trị của Trung Quốc, chính sách của Mỹ được cho là nhằm cản trở Trung Quốc. Sẽ rất khó để khiến Trung Quốc thay đổi quan niệm rằng, hoạt động của Mỹ tại Biển Đông là một ván bài nhằm gây bất ổn sân sau của họ và củng cố quân đội của các đồng minh Mỹ, phát triển tầm ảnh hưởng của nước này và khiến việc trở thành thế lực đứng đầu khu vực của Trung Quốc bị giới hạn.

Phản ứng của các nước trước hành động ngang ngược của Trung Quốc

Đó là những ý chí và hành động của Mỹ. Còn đối với các quốc gia khác trong khu vực thì sao?

Những nước trong khu vực cũng cần phải phát biểu để bảo vệ luật pháp và nguyên tắc trên biển. Một vài nước đã làm vậy: Australia và Nhật Bản đang xem xét thực hiện các hoạt động do thám quân sự trên Biển Đông.

Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình' - anh 3

Hải quân Nhật Bản tập trận trên Biển Đông

Philippines cho biết nước này sẽ cho máy bay tới Biển Đông trong phạm vi cho phép của luật pháp quốc tế.

Tuy nhiên hành động của các đồng minh Mỹ là chưa đủ, bởi Trung Quốc coi những nước này là “con cờ” của Mỹ.

Các nước Đông Nam Á, cho dù có tham gia tranh chấp với Trung Quốc hay không, cũng phải đảm bảo rằng Biển Đông được tự do. Những nước như Indonesia cần phải liên lạc với Trung Quốc và khẳng định lập trường của mình. Họ không cần phải sử dụng đến tàu chiến hay phi cơ quân sự, thậm chí không cần phải đối đầu trực tiếp.

Các nước ASEAN có nhiều phương thức song phương và đa phương nhằm đối thoại với Bắc Kinh. Và thay vì chỉ bày tỏ quan ngại chung, họ phải giải thích được tại sao hành động của Trung Quốc đang cản trở quyền tự do đi lại trên Biển Đông. Sự do dự của Đông Nam Á trước Trung Quốc là điều dễ hiểu khi xét đến sự bất cân xứng về sức mạnh quân sự, kinh tế và tầm ảnh hưởng quốc tế giữa hai phía. Nhưng các nước đã bỏ qua một lợi thế không hề nhỏ.

Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình' - anh 4

Hải quân Mỹ, Singapore tập trận chung trên Biển Đông.

Trung Quốc không muốn sự bất ổn trong khu vực và cũng không muốn thấy các nước láng giềng tìm đến Washington để bảo vệ. Bắc Kinh cũng muốn cùng khu vực hợp tác để cùng thực thi chính sách đối ngoại của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm thực thi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ra đến châu Âu.

Động thái gửi phi cơ do thám của Washington có thể coi là một sự thúc đẩy tinh thần, nhưng điều đó không được thay thế các chính sách ngoại giao trong khu vực Đông Nam Á. Sự quá phụ thuộc vào Mỹ sẽ biến nỗi lo xung đột giữa hai cường quốc trong khu vực trở thành hiện thực.

Vậy, Trung Quốc nên làm gì?

Thứ nhất, Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa để làm an lòng các nước láng giềng Châu Á trong khu vực

Những tranh chấp lãnh thổ đang tồn tại giữa Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực là vấn đề phức tạp nhưng vẫn có thể giải quyết một cách hòa bình.

Bắc Kinh cần bắt đầu các cuộc đối thoại song phương hoặc đa phương với các nước có cùng tranh chấp trong khu vực, còn các quốc gia bên ngoài nên đứng trung lập, không nghiêng theo bất cứ bên nào.

Thứ hai, Trung Quốc nên minh bạch hóa mục đích tại Biển Đông

Trong bối cảnh nhiều nước quan ngại rằng một ngày nào đó Trung Quốc sẽ biến Biển Đông thành “ao nhà”, Bắc Kinh cần phải cởi mở và rõ ràng hơn về ý định trong khu vực.

Liên quan đến những “công trình nhân tạo” trên Biển Đông, Trung Quốc phải cam kết rằng những công trình này chỉ được sử dụng cho những mục đích hòa bình và phòng vệ.

Thứ ba, Trung Quốc cần nỗ lực hơn nữa trong việc làm an lòng Mỹ

Dường như những nỗ lực trước đây của Trung Quốc nhằm làm an lòng Mỹ đã bị bỏ ngoài tai, vì vậy, Bắc Kinh cần phải nỗ lực gấp đôi. Ý kiến cho rằng, Trung Quốc sẽ thách thức quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á vẫn còn là một điều hoài nghi lớn.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc, Tập Cận Bình có thể dùng chuyến viếng thăm Mỹ vào tháng 9 tới để nhấn mạnh rằng: “Bắc Kinh tôn trọng vai trò lãnh đạo của Mỹ tại châu Á”.

3 việc trên được Giáo sư Lyle Goldstein, Trường chiến tranh Hải quân Mỹ, đề ra để Trung Quốc tự kiềm chế chính bản thân mình.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Biển Đông hôm nay 9/6: Các nước thi nhau tập trận tại Biển Đông, 'đánh động' Trung Quốc

- Trung Quốc lộ ảnh cải tạo trái phép bãi đá Vành Khuyên

- Biển Đông hôm nay 7/6: G7 đưa vấn đề tranh chấp Biển Đông lên trọng tâm

- Biển Đông hôm nay 6/6: "Trung Quốc muốn trở thành kiểu cường quốc gì?"

(Nguồn: Infonet/Dân Trí)
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.