Tàu sân bay USS Nimitz (CVN 68) của Hải quân Mỹ ở Biển Đông. |
Theo một chuyên gia thuộc Trung tâm Chiến lược và nghiên cứu quốc tế CSIS (Mỹ), khẳng định Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng các căn cứ quân sự quy mô lớn ở giữa Biển Đông. Kế hoạch này đã được Trung Quốc chuẩn bị từ hơn 30 năm trước, khi họ thiết kế tàu ngầm tên lửa hạt nhân thế hệ thứ hai. Bắc Kinh quyết định rằng họ phải kiểm soát Biển Đông và biến đảo Hải Nam trở thành một căn cứ bảo đảm hoạt động cho các tàu ngầm mới này.
Ông này cho biết, từ cuối những năm 1980, Hải Nam đã được nhắm là căn cứ quan trọng cho kế hoạch trở thành một siêu cường hàng hải và hàng không trên phạm vi toàn cầu của Trung Quốc. Lãnh đạo nước này coi Hải Nam là căn cứ đảm bảo sức mạnh quân sự và có vai trò thiết yếu với sự tồn tại của Trung Quốc.
Chuyên gia CSIS còn dự đoán, khi hoàn thành việc xây dựng các căn cứ mới, quy mô lớn ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ triển khai các lực lượng hải quân và trên không ở đây. Và nếu Mỹ tiếp tục các hoạt động tuần tra, Bắc Kinh có thể sẽ gây "rắc rối", khiến tàu và máy bay của Mỹ bị thiệt hại.
Và rằng Mỹ và các nước liên quan "đang hiểu lầm" động cơ an ninh cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông khi thực hiện các nỗ lực ngoại giao với Bắc Kinh.
Trong khi đó, các quan chức Trung Quốc luôn miệng biện minh cho bước đi chiến lược của Trung Quốc, bao gồm nhu cầu nâng cao năng lực tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông, cải thiện điều kiện sống và làm việc của các công dân Trung Quốc trên các thực thể đó và nhu cầu thiết lập một căn cứ hỗ trợ cho hệ thống radar và tình báo của Trung Quốc.
Ông Tôn Kiến Quốc tại Hội nghị Shangri-La |
Việc xây dựng này chủ yếu để cải thiện điều kiện sống và làm việc của những người đang sống trên đó. Bất chấp việc có đủ chứng cứ lịch sử và bằng chứng pháp lý không thể chối cãi được về chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã cực kỳ kiềm chế và có những đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định trong khu vực và trên thế giới”, ông Tôn Kiến Quốc, một đô đốc của Trung Quốc nói tại Shangri La.
Việc Trung Quốc thúc đẩy xây dựng ở Trường Sa thể hiện sự coi thường quan ngại của các nước. Ảnh minh họa: CSIS. |
Hiện, Trung Quốc đang tiến hành các dự án cải tạo đất trên sáu trong số bảy thực thể mà nước này chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, nhằm biến các đảo đá và bãi chìm này thành các đảo lớn với đường băng, cảng tàu và các cơ sở quân sự và dân sự khác.
Khi các công trình này hoàn tất, chỉ riêng Đá Chữ Thập sẽ có diện tích ít nhất hai cây số vuông – bằng diện tích của tất cả các đảo khác ở quần đảo Trường Sa cộng lại.
Cập nhật Tin tức Biển Đông mới nhất liên tục tại đây
Trang Ly (T/h)
Xem thêm:
- Biển Đông hôm nay 11/6: Trung Quốc 'vừa ăn cướp vừa la làng'
- Biển Đông hôm nay 10/6: Đã đến lúc Trung Quốc nên 'tự lượng sức mình'
- Biển Đông hôm nay 9/6: Các nước thi nhau tập trận tại Biển Đông, Trung Quốc run sợ?